Mức phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục THADS Hà Nội là bao nhiêu?
- Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục THADS Hà Nội có chức trách thế nào?
- Mức phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục THADS Hà Nội là bao nhiêu?
- Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ gì?
Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục THADS Hà Nội có chức trách thế nào?
Chức trách của Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2017/TT-BTP như sau:
Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự là người đứng đầu, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định.
Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Phòng.
Mức phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục THADS Hà Nội là bao nhiêu?
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội được xác định theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BTP quy định như sau:
Lưu ý: Mức phụ cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính theo hệ số so với mức lương tối thiểu phù hợp với từng thời điểm do Nhà nước quy định.
Căn cứ trên quy định hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội là 0,60.
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội hiện nay là 1.080.000 đồng/tháng.
Mức phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục THADS Hà Nội là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ gì?
Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2017/TT-BTP như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự
1. Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự là người đứng đầu, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Phòng. Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Phòng;
b) Phân công công việc đối với các Phó Trưởng phòng và công chức thuộc Phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các công chức thuộc quyền quản lý;
c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;
d) Tham mưu cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự; tổ chức lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;
đ) Tham mưu cho Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan trong công tác thi hành án dân sự; tham mưu phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật;
e) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đối với công chức thuộc Phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị và theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thuộc Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Phòng;
- Phân công công việc đối với các Phó Trưởng phòng và công chức thuộc Phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các công chức thuộc quyền quản lý;
- Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;
- Tham mưu cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
Đồng thời, hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự; tổ chức lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;
- Tham mưu cho Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan trong công tác thi hành án dân sự; tham mưu phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật;
- Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đối với công chức thuộc Phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?