Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 220/2016/TT-BTC có quy định về mức thu phí, lệ phí như sau:
Mức phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư như sau:
Stt | Nội dung thu | Mức thu (đồng/hồ sơ) |
1 | Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư | 100.000 |
2 | Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực luật sư | |
a | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư | 800.000 |
b | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 20.000.000 |
c | Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 4.000.000 |
d | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề; thay đổi nội dung hành nghề của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 3.000.000 |
đ | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 5.000.000 |
e | Thẩm định điều kiện gia hạn hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 3.000.000 |
g | Thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 2.000.000 |
h | Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 1.000.000 |
i | Thẩm định điều kiện hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 600.000 |
k | Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 400.000 |
Như vậy, mức phí thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là 2.000.000 đồng/hồ sơ.
Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 69 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định về hình thức hành nghề tại Việt Nam của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài như sau:
Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
1. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);
b) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).
2. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chính phủ quy định việc hợp nhất, sáp nhập các công ty luật nước ngoài cùng loại; chuyển đổi chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam; tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
- Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Luật sư 2006 có quy định như sau:
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các quyền sau đây:
- Thực hiện dịch vụ pháp lý về các lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
- Nhận thù lao từ khách hàng;
- Thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, lao động nước ngoài, lao động Việt Nam;
- Nhận người tập sự hành nghề luật sư Việt Nam vào tập sự hành nghề luật sư;
- Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các quyền khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
- Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
- Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng;
- Bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi mà luật sư gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
- Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về lao động, kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính;
- Nhập khẩu phương tiện cần thiết cho hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư 2006, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?