Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 miligam/1 lít khí thở là bao nhiêu? Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bao lâu?
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 miligam/1 lít khí thở là bao nhiêu?
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
Và theo khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm, nếu phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 miligam/1 lít khí thở, cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(3) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(Theo điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Người vi phạm nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bao lâu?
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là một trong những hình phạt bổ sung áp dụng đối với người vi phạm được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
(1) Người vi phạm nồng độ cồn xe máy chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Theo điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(2) Người vi phạm nồng độ cồn xe máy vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Theo điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
(3) Người vi phạm nồng độ cồn xe máy vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Theo điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 miligam/1 lít khí thở là bao nhiêu? Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bao lâu? (Hình từ Internet)
Cách xác định mức phạt tiền cụ thể đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được áp dụng như sau:
a) Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với nhiều loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác nhau, thì áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn riêng biệt đối với từng hành vi vi phạm.
...
Như vậy, mức phạt tiền cụ thể đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định.
Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Khi xác định mức phạt tiền đối với người vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương em lớp 5 hay, chọn lọc? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Công ty TNHH có thể có 02 người đại diện theo pháp luật? Giấy chứng nhận phần vốn góp có chữ ký của người đại diện theo pháp luật không?
- Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở nằm trong phương thức phát triển nhà ở của cá nhân tại khu vực nào?
- Hộ gia đình được vay vốn tín dụng nước sạch tối đa 25 triệu đồng? Thời gian vay vốn tín dụng nước sạch là bao nhiêu tháng?
- Mẫu hóa trang Halloween năm 2024 độc đáo đơn giản? Người lao động có được nghỉ vào ngày Halloween năm 2024 không?