Mức phạt khi người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây va chạm với xe khác là bao nhiêu? Có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hay không?
- Mức phạt khi người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây va chạm với xe khác là bao nhiêu?
- Người điều khiển xe ô tô chịu trách nhiệm bồi thường như thế nào khi gây va chạm có thiệt hại xảy ra?
- Người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây va chạm với xe khác thì có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hay không?
Mức phạt khi người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây va chạm với xe khác là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
l) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, xe gây lỗi còn có nghĩa vụ bồi thường theo pháp luật dân sự cho bên bị thiệt hại.
Mức phạt khi người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây va chạm với xe khác là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe ô tô chịu trách nhiệm bồi thường như thế nào khi gây va chạm có thiệt hại xảy ra?
Cụ thể tại Điều 589, Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại mà người điều khiển xe ô tô sẽ phải bồi thường như sau:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, người điều khiển xe ô tô gây va chạm và gây thiệt hại cho xe khác thì có thể chịu trách nhiệm bồi thường về tài sản, sức khỏe cho người đó.
Cụ thể về tài sản ở đây là xe thì chịu về chi phí sửa chữa, khắc phục. Còn về sức khỏe của người đó thì chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Trong trường hợp nếu người bị thiệt hại bị thương nặng thì phải bỏ ra một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về tổn thất này.
Người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây va chạm với xe khác thì có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hay không?
Theo khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm c khoản 34, điểm b khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách gây va chạm với xe khác thì đối chiếu với quy định trên không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?