Mức phạt đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ là bao nhiêu?
Nguyên tắc thực hiện cấp phép tài nguyên nước?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cấp phép tài nguyên nước như sau:
(1) Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
(2) Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(3) Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.
(4) Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
(5) Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt.
Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ
Giấy phép tài nguyên nước bị đình chỉ trong trường hợp nào?
Theo Điều 24 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về việc đình chỉ hiệu lực của giấy phép như sau:
"Điều 24. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
b) Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
c) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
d) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép:
a) Không quá ba (03) tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b) Không quá mười hai (12) tháng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
3. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Khi hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình."
Như vậy, giấy phép tài nguyên nước sẽ bị đình chỉ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
- Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
Giấy phép tài nguyên nước bị thu hồi trong trường hợp nào?
Tại Điều 25 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về việc thu hồi giấy phép, theo đó việc thu hồi giấy phép tài nguyên nước được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép;
- Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
- Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép;
- Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Giấy phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Tổ chức có hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ sẽ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 10 Nghị định 36/2020/NĐ-CP Vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
"7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, nếu tổ tổ chức có hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?