Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
- Các Hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng trên lưu vực sông Hồng giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội mức nào để đảm bảo an toàn chống lũ?
- Xã lũ Hòa Bình như thế nào để giảm thiểu sạt lở bờ sông và ảnh hưởng đến sản xuất?
- Khi các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn tiếp tục lên cao trong thời gian vận hành mùa lũ thì xử lý thế nào?
Các Hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng trên lưu vực sông Hồng giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội mức nào để đảm bảo an toàn chống lũ?
Căn cứ theo Điều 1 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ban hành kèm Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 có quy định:
Hàng năm, các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng trên lưu vực sông Hồng phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:
1. Trong mùa lũ:
a) Đảm bảo an toàn công trình: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện, không được để mực nước các hồ chứa vượt cao trình mực nước lớn nhất thiết kế với mọi trận lũ nhỏ hơn hoặc bằng lũ thiết kế tần suất 0,01% đối với các hồ Hòa Bình và Thác Bà; mực nước lớn nhất kiểm tra PMF đối với hồ Lai Châu, Sơn La và lũ kiểm tra tần suất 0,02% đối với các hồ Tuyên Quang, Bản Chát và Huội Quảng;
b) Đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du:
- Đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 300 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,1m;
- Đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm, giữ mực nước sông Hông tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4m;
c) Đảm bảo hiệu quả phát điện: Trên cơ sở đảm bảo an toàn công trình và an toàn chống lũ cho hạ du, điều hành để phát điện có hiệu quả cao nhất.
...
Theo đó, đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du thì hàng năm, các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng trên lưu vực sông Hồng phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:
- Đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 300 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,1m;
- Đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4m.
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở bờ sông và ảnh hưởng đến sản xuất? (Hình từ Internet)
Xã lũ Hòa Bình như thế nào để giảm thiểu sạt lở bờ sông và ảnh hưởng đến sản xuất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ban hành kèm Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 như sau:
Để giảm thiểu nguy cơ gây thiệt hại đến công trình đầu mối, công trình đê điều, kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông thủy, sạt lở bờ sông và ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân ở hạ du, quy định việc vận hành xả lũ các hồ như sau:
1. Hồ Hòa Bình đóng, mở lần lượt 6 cửa xả đáy đầu tiên, mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng, mở nhanh hơn.
2. Hồ Tuyên Quang đóng, mở lần lượt 4 cửa xả đáy đầu tiên, mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng, mở nhanh hơn.
3. Đối với thời kỳ xả hiệu chỉnh vào cuối mùa lũ, cho phép thời gian đóng, mở cửa xả đáy cuối cùng nhanh hơn, tùy theo lưu lượng nước đến hồ.
4. Khi xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình, được phép đóng, mở cấp tốc các cửa xả, thời gian đóng mở các cửa xả thực hiện theo quy định thao tác của thiết bị trong quy trình vận hành đơn hồ.
Theo đó, để giảm thiểu nguy cơ gây thiệt hại đến công trình đầu mối, công trình đê điều, kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông thủy, sạt lở bờ sông và ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân ở hạ du Hồ Hòa Bình phải vận hành xả lũ: đóng, mở lần lượt 6 cửa xả đáy đầu tiên, mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng, mở nhanh hơn.
Khi các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn tiếp tục lên cao trong thời gian vận hành mùa lũ thì xử lý thế nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ban hành kèm Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 có quy định trong thời gian vận hành mùa lũ, khi các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn tiếp tục lên nhanh, hoặc xảy ra các tình huống ngoài dự kiến quy định tại Quy trình này đe dọa đến an toàn đê điều, công trình, hạ du hoặc xảy ra các tình huống khẩn cấp khác thì:
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc thực hiện trách nhiệm đã được phân công, phân cấp và phối hợp trong ứng phó tình hạng khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều hoặc nhận định có khả năng xuất hiện trận lũ lớn hơn lũ 500 năm xuất hiện một lần, nhưng nhỏ hơn lũ thiết kế công trình hồ Sơn La (lũ 10.000 năm xuất hiện một lần), Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định sử dụng một phần dung tích chống lũ cho công trình để cắt giảm lũ cho hạ du nhưng phải đảm bảo an toàn công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?