Mức lương tối thiểu giờ là gì? Mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu giờ là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
...
Theo đó, mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Mức lương tối thiểu giờ là gì? Mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:
- Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
- Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Tải về
Theo đó, mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu giờ 23.800
- Vùng II: Mức lương tối thiểu giờ 21.200
- Vùng II: Mức lương tối thiểu giờ 18.600
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu giờ 16.600
Lưu ý: Mức lương tối thiểu giờ ở đây được tính theo (Đơn vị: đồng/giờ).
Tải về Danh mục những địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu giờ tại đây.
Người sử dụng lao động có được cắt giảm các chế độ tiền lương của người lao động làm thêm giờ khi áp dụng mức lương tối thiểu không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Theo đó, người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện cười về thầy cô 20 11 ngắn gọn? Xem chi tiết mẫu truyện cười về thầy cô 20 11 ở đâu?
- Đáp án cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số phục vụ xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới văn minh năm 2024 tỉnh Ninh Thuận tuần 1?
- Người sử dụng lao động có được phép kéo dài thời gian thử việc khi người lao động chưa đạt yêu cầu không?
- Ngày quốc tế đàn ông 19 tháng 11 năm nay vào thứ mấy? Gợi ý quà tặng ngày quốc tế đàn ông 19 tháng 11?
- Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em hay, chọn lọc nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết của học sinh lớp 4?