Mức lãi suất tiền gửi áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 48?
- Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 48?
- Thỏa thuận lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam trước ngày Thông tư 48 thì áp dụng thế nào?
- Tiền gửi áp dụng tại Thông tư 48 có những hình thức nào?
- Tổ chức tín dụng có trách nhiệm công bố công khai lãi suất tiền gửi?
Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 48?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-NHNN (có hiệu lực kể từ ngày 20/11/2024) quy định về mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng như sau:
- Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.
Lưu ý: Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam quy định tại Thông tư 48/2024/TT-NHNN bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 20/11/2024? (Hình từ Internet)
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật.
Thỏa thuận lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam trước ngày Thông tư 48 thì áp dụng thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2024/TT-NHNN nêu rõ đối với các thỏa thuận lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành (trước 20/11/2024), tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận cho đến hết thời hạn.
Trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, khách hàng không đến lĩnh tiền gửi, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi theo quy định tại Thông tư 48/2024/TT-NHNN.
Tiền gửi áp dụng tại Thông tư 48 có những hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định:
Phạm vi điều chỉnh
....
2. Tiền gửi bao gồm các hình thức nhận tiền gửi theo quy định tại khoản 27 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.
Như vậy, tiền gửi áp dụng tại Thông tư 48/2024/TT-NHNN bao gồm các hình thức nhận tiền gửi, cụ thể:
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi và hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận cho tổ chức, cá nhân gửi tiền.
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm công bố công khai lãi suất tiền gửi?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng bao gồm:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
1. Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
2. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
4. Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
5. Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức. Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, tổ chức tín dụng có trách trách nhiệm công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có được hỗ trợ trong hoạt động khuyến công?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày bao nhiêu âm, có phải ngày lễ lớn? Ngày 6 tháng 12 là ngày gì đối với Hội Cựu chiến binh Việt Nam?