Mức hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan của nhân viên Hải quan là bao nhiêu và việc chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề được quy định như thế nào?
- Nhân viên Hải quan có thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan không?
- Mức hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan của nhân viên Hải quan là bao nhiêu?
- Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan từ đâu và chi trả như thế nào?
Nhân viên Hải quan có thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan không?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Thông tư liên tịch 94/2007/TTLT-BTC-BNV quy định:
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và công chức đã được xếp lương theo các ngạch công chức Hải quan, gồm: Kiểm tra viên cao cấp Hải quan, Kiểm tra viên chính Hải quan, Kiểm tra viên Hải quan, Kiểm tra viên Hải quan (Cao đẳng), Kiểm tra viên trung cấp Hải quan, Nhân viên Hải quan.
2. Nguyên tắc áp dụng
a) Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này là những người được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh theo quy định của pháp luật.
b) Công chức được bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh nào thì được hưởng phụ cấp ưu đãi quy định đối với ngạch hoặc chức danh đó.
c) Công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức Hải quan cao hơn (nâng ngạch) mà tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan ở ngạch được bổ nhiệm thấp hơn tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan đã hưởng ở ngạch cũ thì được bảo lưu phần chênh lệch giữa tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan đã hưởng ở ngạch cũ so với tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan ở ngạch mới cho đến khi được nâng bậc lương liền kề ở ngạch mới được bổ nhiệm.
....
Theo đó, đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan gồm: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và công chức đã được xếp lương theo các ngạch công chức Hải quan, gồm:
- Kiểm tra viên cao cấp Hải quan;
- Kiểm tra viên chính Hải quan;
- Kiểm tra viên Hải quan;
- Kiểm tra viên Hải quan (Cao đẳng);
- Kiểm tra viên trung cấp Hải quan và Nhân viên Hải quan.
Như vậy, nhân viên Hải quan thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan trừ các trường hợp được quy định tại tiểu mục 3 Mục I Quyết định này.
Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan của nhân viên Hải quan (Hình từ Internet)
Mức hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan của nhân viên Hải quan là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 1 Quyết định 07/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Công chức được xếp lương theo các ngạch công chức Hải quan (kể cả Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) của Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính được áp dụng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan theo quy định sau:
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Kiểm tra viên cao cấp Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Kiểm tra viên chính Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Kiểm tra viên Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Kiểm tra viên Hải quan (cao đẳng) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Kiểm tra viên trung cấp Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Nhân viên Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Đồng thời, tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 94/2007/TTLT-BTC-BNV quy định về mức phụ cấp ưu đãi như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi và cách tính
1. Mức phụ cấp ưu đãi
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Kiểm tra viên cao cấp Hải quan, (mã số 08.049) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
b) Kiểm tra viên chính Hải quan (mã số 08.050) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
c) Kiểm tra viên Hải quan (mã số 08.051), Kiểm tra viên Hải quan (cao đẳng - mã số 08a.051) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
d) Kiểm tra viên trung cấp Hải quan (mã số 08.052), nhân viên Hải quan (mã số 08.053) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó, nhân viên Hải quan (mã số 08.053) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan từ đâu và chi trả như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 07/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Nguồn kinh phí để chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan quy định tại Quyết định này thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
Đồng thời, tại tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 94/2007/TTLT-BTC-BNV quy định về nguồn kinh phí chi trả phụ cấp như sau:
Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan được sử dụng từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định.
2. Chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan
a) Phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Công chức Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan thuộc biên chế trả lương của đơn vị nào thì đơn vị đó chi trả phụ cấp ưu đãi.
Theo đó, kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan được sử dụng từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định.
Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức Hải quan được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Công chức Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan thuộc biên chế trả lương của đơn vị nào thì đơn vị đó chi trả phụ cấp ưu đãi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?