Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thân nhân của người có công với cách mạng là 95% hay 100% theo quy định?
- Ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của người có công với cách mạng đúng không?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thân nhân của người có công với cách mạng là 95% hay 100%?
- Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của thân nhân người có công với cách mạng khi tham gia bảo hiểm y tế thế nào?
Ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của người có công với cách mạng đúng không?
Ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của người có công với cách mạng đúng không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cụ thể:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
…
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
…
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
Cũng theo khoản 11, 12 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết hơn về thân nhân của người có công với cách mạng (nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế), gồm:
- Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ.
- Thân nhân của người có công, trừ các đối tượng thân nhân của liệt sĩ, gồm:
+ Vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi hoặc khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
+ Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Như vậy, ngân sách nhà nước sẽ đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của người có công với cách mạng.
Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thân nhân của người có công với cách mạng là 95% hay 100%?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
…
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
Như vậy, từ các quy định trên cho thấy mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thân nhân của người có công với cách mạng là 95% hoặc 100% tùy đối tượng cụ thể.
Mức hưởng bảo hiểm y tế 100% áp dụng đối với thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ. Thân nhân người có công khác thì được hưởng 95%.
Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của thân nhân người có công với cách mạng khi tham gia bảo hiểm y tế thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế là thân nhân người có công với cách mạng được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
Trường hợp là thân nhân của liệt sĩ (cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ) thì còn được chi trả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên khi cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn không được quá bao nhiêu tháng? Nội dung trong hợp đồng lao động xác định thời hạn?
- Thủ tục Cấp chứng nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp tỉnh từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào? Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào?
- Lỗi đè vạch dừng đèn đỏ ô tô 2025? Xe ô tô dừng quá vạch đèn đỏ bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi năm 2025? Hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 năm 2024 của Chính phủ?