Mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia từ vốn ngân sách nhà nước là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia gồm những hoạt động nào? Mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia từ vốn ngân sách nhà nước là bao nhiêu? Câu hỏi của anh N.N.L từ Bình Định.

Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia gồm những hoạt động nào?

Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất được quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 27/2022/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia là việc sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các đối tượng của chương trình mục tiêu quốc gia và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình, dự án giảm nghèo, tạo thu nhập ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân thuộc đối tượng của chương trình mục tiêu quốc gia. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ; hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù.
10. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị là phương thức hỗ trợ thông qua dự án, kế hoạch liên kết do đơn vị chủ trì liên kết hợp tác với các đối tượng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo chuỗi giá trị.
...

Như vậy, theo quy định, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia gồm:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị;

- Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng;

- Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ;

- Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù.

Mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia từ vốn ngân sách nhà nước là bao nhiêu?

Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia từ vốn ngân sách nhà nước là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ phát triển sản xuất từ vốn ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:

Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
...
5. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước
a) Hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đối với dự án, kế hoạch của địa phương, cơ quan phê duyệt dự án quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Đối với dự án, kế hoạch của bộ, cơ quan trung ương, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định mức hỗ trợ thực hiện một (01) dự án, kế hoạch.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch liên kết thông qua đơn vị chủ trì liên kết.
...

Như vậy, mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia từ vốn ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau:

- Hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn;

- Hỗ trợ không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn;

- Hỗ trợ không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đơn vị chủ trì liên kết và các bên liên kết theo chuỗi giá trị có trách nhiệm gì?

Trách nhiệm của đơn vị chủ trì liên kết và các bên liên kết được quy định tại khoản 7Điều 21 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:

Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
...
d) Lập sổ theo dõi, giám sát việc sử dụng tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có), tổ chức thanh lý, thu hồi tài sản theo quy định (nếu có).
đ) Giám sát kết quả thực hiện dự án, kế hoạch liên kết.
7. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì liên kết và các bên liên kết:
a) Thực hiện các nội dung phát triển sản xuất theo Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, Hợp đồng ký kết với cơ quan nhà nước.
b) Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo đúng nội dung, mục đích, định mức theo quyết định phê duyệt dự án.
c) Lập sổ theo dõi tình hình sử dụng tài sản sau hỗ trợ, trích khấu hao tài sản cố định, định kỳ báo cáo cơ quan, đơn vị thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất (nếu có).

Như vậy, theo quy định, đơn vị chủ trì liên kết và các bên liên kết theo chuỗi giá trị có trách nhiệm:

(1) Thực hiện các nội dung phát triển sản xuất theo Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, Hợp đồng ký kết với cơ quan nhà nước.

(2) Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo đúng nội dung, mục đích, định mức theo quyết định phê duyệt dự án.

(3) Lập sổ theo dõi tình hình sử dụng tài sản sau hỗ trợ, trích khấu hao tài sản cố định, định kỳ báo cáo cơ quan, đơn vị thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất (nếu có).

Chương trình mục tiêu quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương pháp lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng là gì?
Pháp luật
Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Báo cáo ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước được chuẩn bị và xây dựng theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến 2025 ra sao?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Giao thông vận tải tổ chức đoàn kiểm tra và giám sát nội dung công việc thực hiện trên những địa bàn nào?
Pháp luật
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với những đối tượng nào?
Pháp luật
Cần thành lập Tổ công tác đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia hay không? Chức năng của Tổ công tác là gì?
Pháp luật
Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia là ai? Cơ quan chủ quản chương trình thực hiện báo cáo giám sát chương trình như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Dự án được hỗ trợ phát triển phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Việc đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình gồm các nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia
1,651 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào