Mức hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm tàu cá có công suất máy chính trên 400CV là bao nhiêu? Có các khoản hỗ trợ nào đối với ngư dân đánh bắt xa bờ?
Đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm tàu cá?
Về đối tượng được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm được quy định tại Điều 6 Thông tư 115/2014/TT-BTC như sau:
"Điều 6. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm
1. Chủ tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Là thành viên của tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
c) Có giấy phép khai thác thủy sản đối với tàu khai thác hải sản xa bờ hoặc đăng ký tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo quy định của pháp luật;
d) Đã thực hiện đăng ký thuyền viên và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ danh bạ thuyền viên theo quy định pháp luật;
đ) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về đối tượng được hỗ trợ.
2. Thuyền viên làm việc trên tàu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này."
Như vậy đối với trường hợp của anh là tàu cá có công suất máy chính trên 400CV đã đủ điều kiện nhận hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm, tuy nhiên còn phải đáp ứng các yêu cầu đối với chủ tàu và thuyền viên theo quy định trên.
Mức hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm tàu cá có công suất máy chính trên 400CV là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm tàu cá có công suất máy chính trên 400CV là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Sửa đổi theo khoản 6 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP) quy định nội dung về hỗ trợ bảo hiểm đối với tàu cá như sau:
“Điều 5. Chính sách bảo hiểm
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên:
1. Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.
2. Hỗ trợ hàng năm 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu (bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu, không bao gồm trang thiết bị đánh bắt hải sản, ngư lưới cụ trên tàu).”
Như vậy đối với tàu cá đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV thì được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm, đối với bảo hiểm thân tàu thì mức hộ trợ hàng năm là 50%.
Hồ sơ và thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm tàu cá như thế nào?
Nội dung này được quy định tại Điều 8 Thông tư 115/2014/TT-BTC như sau:
- Về hồ sơ phải chuẩn bị gồm:
+ Đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm khai thác hải sản theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về đối tượng được hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Bảng kê (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho chủ tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4, Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Về trình tự và thủ tục:
+ Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày kết thúc tháng, doanh nghiệp bảo hiểm lập hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm khai thác hải sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hoàn thành việc thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định chi trả phí bảo hiểm khai thác hải sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chức năng của tỉnh hoàn thành việc chi trả cho doanh nghiệp bảo hiểm toàn bộ phí bảo hiểm khai thác hải sản được ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hỗ trợ.
Ngoài chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm tàu cá thì ngư dân đánh bắt xa bờ còn được hưởng chính sách nào khác nữa hay không?
Một số chính sách khác dành cho ngư dân được quy định tại Điều 7 Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6, khoản 7 Điều 1 Nghị định 89/2015/NĐ-CP) gồm:
- Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
- Hỗ trợ 100% chi phí các thiết kế mẫu tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới, vỏ gỗ khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
- Hỗ trợ 100% chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ nhưng không quá 1% giá trị đóng mới tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên theo định mức kinh tế kỹ thuật duy tu, sửa chữa định kỳ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.
- Thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với chủ tàu thuộc đối tượng hưởng chính sách tín dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?