Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định như thế nào? Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định như thế nào? Diện tích được hỗ trợ đối với địa phương sản xuất lúa được xác định như thế nào? Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được quy định như thế nào?

Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định như thế nào?

Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định tại Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
a) Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;
b) Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;
c) Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
...

Theo đó, mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa từ ngân sách nhà nước được quy định như sau:

- Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;

- Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;

- Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định như thế nào? Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định như thế nào? Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Diện tích được hỗ trợ đối với địa phương sản xuất lúa được xác định như thế nào?

Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định tại Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
...
2. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều này được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.
3. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
4. Đối với năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với chính sách quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này áp dụng nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành tương ứng từng thời kỳ.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ đất trồng lúa theo quy định.

Theo đó, diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.

Trường hợp, diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 112/2024/NĐ-CP và công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

Lưu ý:

- Đối với năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với chính sách quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP áp dụng nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành tương ứng từng thời kỳ.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ đất trồng lúa theo quy định.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được quy định như thế nào?

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được quy định tại Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

- Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa

+ Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;

+ Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;

+ Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;

+ Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;

+ Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;

+ Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.

- Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Nghị định này được thống kê là đất trồng lúa.

Đất trồng lúa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định như thế nào? Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì? Xây dựng trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mức hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo quy định mới?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao khi đáp ứng các tiêu chí nào? Được chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng quy hoạch?
Pháp luật
Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 01 vụ có thuộc yếu tố nhạy cảm về môi trường hay không?
Pháp luật
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì có phải đăng ký biến động đất đai?
Pháp luật
Mẫu đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất? Tải mẫu đăng ký ở đâu?
Pháp luật
Đất trồng lúa có phải là đất trồng cây hằng năm khác không? Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất gồm?
Pháp luật
Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên phải không? Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ bao nhiêu vụ lúa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất trồng lúa
2 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất trồng lúa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất trồng lúa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào