Mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật đối với lâm nghiệp và thủy sản? Nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước là gì?
Mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật đối với lâm nghiệp và thủy sản?
Đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về Mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật như sau:
(1) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp mới trồng đến 1/2 chu kỳ khai thác: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha.
(2) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp trên 1/2 chu kỳ khai thác, diện tích rừng trồng gỗ lớn trên 03 năm tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.
(3) Diện tích vườn giống, rừng giống: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha.
(4) Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:
Nhóm cây sinh trưởng nhanh, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.
Nhóm cây sinh trưởng chậm, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.
Đối với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản)
Căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về Mức hỗ trợ đối với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản) như sau:
(1) Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh, thâm canh trong ao (đầm/hầm): hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại.
(2) Nuôi trồng thuỷ sản trong bể, lồng, bè: hỗ trợ 30.000.000 đồng/100 m3 thể tích nuôi bị thiệt hại.
(3) Nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức khác: hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại.
Mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật đối với lâm nghiệp và thủy sản? Nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước để khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch hại thực vật?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về Nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước để khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch hại thực vật như sau:
(1) Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, lâm nghiệp, vật nuôi, thủy sản, sản xuất muối hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
(2) Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.
(3) Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.
(4) Trường hợp có nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, cùng một thời điểm, cơ sở sản xuất được nhận hỗ trợ một chính sách cao nhất.
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tổ chức thực hiện hỗ trợ là gì?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tổ chức thực hiện hỗ trợ như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát và xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị định này.
Bộ Tài chính
+ Căn cứ quy định tại Nghị định này và báo cáo kết quả thực hiện chi từ nguồn ngân sách nhà nước của các địa phương, Bộ Tài chính bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương hằng năm cho từng địa phương theo nguyên tắc hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
+ Trường hợp cần bổ sung nguồn lực để kịp thời hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật nhưng chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ sung cho ngân sách địa phương bằng 70% mức dự kiến ngân sách trung ương hỗ trợ để địa phương đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Sau khi địa phương báo cáo kết quả thực hiện chi từ nguồn ngân sách nhà nước (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước), Bộ Tài chính bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ sung cho các địa phương phần kinh phí hỗ trợ còn thiếu hoặc thu hồi phần kinh phí đã bổ sung còn dư trên cơ sở thực tế hỗ trợ các đối tượng theo quy định.
Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp
Chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan liên quan tổ chức giám sát việc thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật theo quy định tại Nghị định này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Tử vi 12 con giáp ngày 1 4 2025 chi tiết? Tử vi hôm nay ngày 1 4 2025? Tử vi hôm nay 12 con giáp 1 4 2025?
- Người thuê nhà lưu trú công nhân có phải bàn giao lại nhà cho bên cho thuê sau khi hết hợp đồng lao động không?
- Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế?
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?