Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền do ai quyết định? Và quyết định dựa trên cơ sở nào?
Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền do ai quyết định? Và quyết định dựa trên cơ sở nào?
Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo được quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
Theo quy định này thì Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, và việc quyết định này sẽ đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền do ai quyết định? Và quyết định dựa trên cơ sở nào? (hình từ internet)
Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo từ bao nhiêu thì cần báo cáo? Đối tượng nào cần báo cáo?
Tại Điều 3 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định như sau:
Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên.
Như vậy, mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên thì cần phải báo cáo về phòng chống rửa tiền.
Về đối tượng phải báo cáo khi mức giao dịch từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên được quy định tại Điều 2 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng áp dụng
Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Như vậy, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 mà có mức giao dịch từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên thì cần thực hiện báo cáo, cụ thể gồm:
(1) Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Nhận tiền gửi;
- Cho vay;
- Cho thuê tài chính;
- Dịch vụ thanh toán;
- Dịch vụ trung gian thanh toán;
- Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;
- Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;
- Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;
- Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
- Đổi tiền.
(2) Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;
- Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;
- Kinh doanh kim khí quý, đá quý;
- Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
- Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
Thời hạn báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo được quy định ra sao?
Thời hạn báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo được quy định tại Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, cụ thể như sau:
Thời hạn báo cáo
1. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo quy định tại Điều 25 và giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại Điều 34 của Luật này trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.
2. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ quy định tại Điều 26 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ.
3. Trường hợp phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì đối tượng báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.
Như vậy, báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phải được thực hiện trong thời hạn sau:
- Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?