Mức độ ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành bao nhiêu mức? Giá trị rủi ro môi trường trung bình (RQtb) được tính như thế nào?
Mức độ rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành bao nhiêu mức?
Mức độ rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành bao nhiêu mức? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định xác định tiêu chí về mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo như sau:
Chỉ số mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (Imđ) căn cứ vào chỉ số rủi ro môi trường trung bình (RQtb) của các ô, được xác định theo bảng sau đây:
Tiêu chí | Chỉ số rủi ro môi trường | Chỉ số Imđ |
Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao | RQtb > 1,5 | 4,0 |
Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường cao | 1,25 < RQtb ≤ 1,5 | 3,0 |
Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường trung bình | 1 < RQtb ≤ 1,25 | 2,0 |
Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp | RQtb ≤ 1 | 1,0 |
Theo đó, mức độ ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành 04 mức, cụ thể:
+ Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao: RQtb > 1,5 và Imđ 4,0
+ Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường cao: 1,25 < RQtb ≤ 1,5 và Imđ 3,0
+ Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường trung bình: 1 < RQtb ≤ 1,25 và Imđ 2,0
+ Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp: RQtb ≤ 1 và Imđ 1,0
Giá trị rủi ro môi trường trung bình (RQtb) được tính như thế nào? Giá trị chỉ số rủi ro môi trường RQ tính ra sao?
Theo Điều 11 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định chỉ số mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được xác định trên cơ sở giá trị chỉ số rủi ro môi trường trung bình (RQtb) của từng ô tính toán, cụ thể như sau:
Giá trị chỉ số rủi ro môi trường trung bình (RQtb) của từng ô tính toán được tính bằng giá trị trung bình của giá trị các chỉ số rủi ro môi trường (RQi) tại các điểm thuộc ô đó theo công thức sau đây:
Giá trị chỉ số rủi ro môi trường RQ được tính theo công thức như sau:
hoặc
Trong đó:
PEC: nồng độ dự tính của chất gây ô nhiễm j trong môi trường được xác định trên cơ sở áp dụng mô hình mô phỏng lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo;
MEC: nồng độ chất gây ô nhiễm j trong môi trường, tính toán từ số liệu quan trắc, đo đạc, bảo đảm theo đúng các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với đánh giá chất lượng môi trường thành phần và loại hình ô nhiễm;
PNEC: nồng độ giới hạn chất gây ô nhiễm j trong môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;
m: tổng số các chất gây ô nhiễm đang xem xét, đánh giá;
Wj: trọng số để tính hệ số rủi ro môi trường đối với chất gây ô nhiễm hoặc yếu tố gây ô nhiễm j, được quy định theo bảng sau đây:
STT | Chất gây ô nhiễm hoặc yếu tố gây ô nhiễm | Trọng số |
1 | Các chất độc | 2,0 |
- | Kim loại nặng, đặc biệt là trong các hợp chất carbon (arsen, cadminum, colbalt, đồng, chì, thủy ngân, magie, thiếc, selenium, kẽm, uranium) | 2,0 |
- | Chất thải công nghiệp có chứa polychlorinated biphenyls | 2,0 |
- | Các hợp chất độc gốc carbon, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu | 2,0 |
2 | Chất gây ô nhiễm hoặc yếu tố gây ô nhiễm dinh dưỡng | 1,7 |
- | NH4+, NO3-, NO2-, tổng P, pH, chlorophyll, độ dẫn điện và độ đục | 1,7 |
3 | Chất hoặc yếu tố làm suy giảm ôxy trong nước biển | 1,5 |
- | BOD, COD, DO | 1,5 |
- | Các chất thải gốc carbon, các vật chất carbon hòa tan | 1,5 |
- | Nhiệt độ nước thải vào môi trường biển | 1,5 |
4 | Vi khuẩn, virus mang mầm bệnh, sinh vật ngoại lai | 1,3 |
5 | Rác thải trôi nổi | 1,1 |
6 | Tiếng ồn và các chất hoặc yếu tố khác | 1,0 |
Phạm vi ảnh hưởng của vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được quy định thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định tiêu chí xác định chỉ số phạm vi ảnh hưởng (Iah) như sau:
Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng
Chỉ số phạm vi ảnh hưởng (Iah) cn cứ vào mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường của ô tính toán đối với các ô liền kề trên cơ sở áp dụng mô hình mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo, được xác định theo bảng sau đây:
Theo đó, phạm vi ảnh hưởng (Iah) căn cứ vào mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường hải đảo được xác định như sau:
+ Phạm vi ảnh hưởng rất cao: Ô nhiễm tại ô tính toán và ảnh hưởng đến 03 ô lân cận trở lên;
+ Phạm vi ảnh hưởng cao: Ô nhiễm tại ô tính toán và ảnh hưởng đến 02 ô lân cận;
+ Phạm vi ảnh hưởng trung bình: Ô nhiễm tại ô tính toán và ảnh hưởng đến 01 ô lân cận;
+ Phạm vi ảnh hưởng thấp: Ô nhiễm giới hạn trong ô tính toán
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?