Mục đích việc lập lối mở biên giới đất liền là gì? Cục Cửa khẩu có thẩm quyền chỉ đạo xử lý vi phạm tại lối mở biên giới đất liền không?
Mục đích việc lập lối mở biên giới đất liền là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương)
...
1. Loại hình cửa khẩu biên giới
a) Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của cư dân biên giới hai bên và phương tiện, hàng hóa của thương nhân qua lại theo quy định tại Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, mục đích việc lập lối mở biên giới đất liền là:
- Mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của cư dân biên giới hai bên và phương tiện, hàng hóa của thương nhân qua lại.
- Mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới.
Mục đích việc lập lối mở biên giới đất liền là gì? Cục Cửa khẩu có thẩm quyền chỉ đạo xử lý vi phạm tại lối mở biên giới đất liền không? (Hình từ Internet).
Cục Cửa khẩu có thẩm quyền chỉ đạo xử lý vi phạm tại lối mở biên giới đất liền không?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 09/2016/TT-BQP quy định về trách nhiệm xử lý vi phạm tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền như sau:
Trách nhiệm xử lý vi phạm tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền
1. Cục Cửa khẩu là cơ quan chủ trì chỉ đạo xử lý theo chức năng, thẩm quyền quy định và tham mưu cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo xử lý các vi phạm liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
2. Quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 Thông tư này, khi phát hiện vi phạm liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền, Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền có trách nhiệm chủ trì xử lý theo thẩm quyền và chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tham mưu cho Đồn trưởng Đồn Biên phòng tiến hành trình tự, thủ tục xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Cục Cửa khẩu là cơ quan chủ trì chỉ đạo xử lý theo chức năng, thẩm quyền quy định. Tham mưu cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo xử lý các vi phạm liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
Theo đó, Cục Cửa khẩu có thẩm quyền xử lý vi phạm tại lối mở biên giới đất liền theo chức năng, thẩm quyền của mình.
Công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu tại lối mở biên giới đất liền được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 09/2016/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2018/TT-BQP quy định về trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2014/NĐ-CP.
Theo đó, công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu tại lối mở biên giới đất liền được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu: Tại Ba-ri-e kiểm soát số 1, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu tiến hành kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa đã được làm thủ tục xuất cảnh, nếu phát hiện hàng hóa xuất khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu:
+ Tại Ba-ri-e số 1, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu tiến hành kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa có đủ điều kiện vào lãnh thổ Việt Nam thì hướng dẫn người điều khiển phương tiện đưa phương tiện vào vị trí để cơ quan Hải quan cửa khẩu tiến hành làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
+ Tại Ba-ri-e số 2, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu tiến hành kiểm tra giấy tờ nhập cảnh của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa sau khi làm xong các thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật”.
- Phối hợp hướng dẫn, giám sát quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực cửa khẩu;
- Sau khi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo về an ninh, đã hoàn thành thủ tục theo quy định, thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với người, phương tiện vận chuyển hàng hóa;
- Lưu trữ thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định, phục vụ công tác tổng hợp, tra cứu, xử lý khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?