Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
Mục đích của nguồn lực tài chính từ tài sản công là gì?
Định nghĩa "Nguồn lực tài chính từ tài sản công" được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
2. Nguồn lực tài chính từ tài sản công là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật nhằm tạo lập nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
...
Theo đó, nguồn lực tài chính từ tài sản công là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật nhằm tạo lập nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công? (Hình từ Internet)
Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định như sau:
Công khai tài sản công
1. Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật; trường hợp không thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ, kịp thời, chính xác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung công khai bao gồm:
a) Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công;
b) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
c) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan sau đây:
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Giám sát của cộng đồng đối với tài sản công
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát bởi cộng đồng, trừ tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc giám sát của cộng đồng đối với tài sản công.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc thông qua các thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, đề nghị giám sát của Nhân dân; chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát đối với tài sản công theo kế hoạch và quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát bao gồm:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
c) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công;
d) Việc thực hiện công khai tài sản công.
4. Hình thức giám sát bao gồm:
a) Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài sản công liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân để có ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức đoàn giám sát;
c) Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập ở cấp xã.
Như vậy, hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công bao gồm:
- Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài sản công liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân để có ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tổ chức đoàn giám sát;
- Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập ở cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng có được kinh doanh dịch vụ về chữ ký điện tử chuyên dùng không?
- Có được tặng cho nhà ở đang bị kê biên bảo đảm thi hành án không? Những loại tài sản nào không được phép kê biên để bảo đảm thi hành án?
- Phụ lục 3B: Mẫu Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu mới nhất áp dụng đối với các dự toán mua sắm?
- Khi nào người lập di chúc cần phải có người làm chứng? Mẫu di chúc viết tay có người làm chứng mới nhất là mẫu nào?
- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh hình thành trên cơ sở nào? Yêu cầu chức năng của hệ thống thông tin?