Mục đích của việc trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ là gì?
- Mục đích của việc trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ là gì?
- Việc lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai có căn cứ vào kết quả trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một không?
- Hồ sơ mời thầu giai đoạn một có chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một không?
Mục đích của việc trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
Tổ chức đấu thầu giai đoạn một
...
5. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một:
a) Căn cứ các yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu và đề xuất của nhà đầu tư trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà đầu tư nhằm chuẩn xác yêu cầu về phương án đầu tư kinh doanh, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực của dự án làm cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;
b) Việc trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một không được làm thay đổi nội dung quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc nội dung của văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư kinh doanh đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
c) Kết quả trao đổi được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu và các nhà đầu tư dự thầu và được gửi trực tiếp cho nhà đầu tư.
Như vậy, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà đầu tư về hồ sơ dự thầu giai đoạn một nhằm chuẩn xác yêu cầu về phương án đầu tư kinh doanh, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực của dự án làm cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
Việc trao đổi được căn cứ các yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu và đề xuất của nhà đầu tư trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một.
Mục đích của việc trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ là gì? (Hình từ Internet)
Việc lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai có căn cứ vào kết quả trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 23/2024/NĐ-CP về chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai như sau:
Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai
1. Hồ sơ mời thầu giai đoạn hai được lập căn cứ quy định tại Điều 12 của Nghị định này và kết quả trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một.
2. Nội dung hồ sơ mời thầu giai đoạn hai được lập theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 của Nghị định này.
3. Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.
4. Tổ chức đấu thầu:
a) Bên mời thầu mời các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một đến nhận hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 16 của Nghị định này;
b) Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, thay thế, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này;
c) Việc mở thầu thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định thì kết quả trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một là một trong những căn cứ để lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
Ngoài ra, việc lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai còn căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 23/2024/NĐ-CP.
Hồ sơ mời thầu giai đoạn một có chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một
...
3. Hồ sơ mời thầu giai đoạn một được lập căn cứ quy định tại Điều 12 của Nghị định này, gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin chung về dự án gồm: tên dự án; mục tiêu; quy mô đầu tư; vốn đầu tư; địa điểm thực hiện dự án; hiện trạng sử dụng đất, diện tích khu đất thực hiện dự án; mục đích sử dụng đất; các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt; thời hạn, tiến độ thực hiện dự án;
b) Chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một;
c) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu;
d) Yêu cầu nhà đầu tư kê khai lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện;
đ) Ý tưởng sơ bộ về phương án đầu tư kinh doanh; hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
e) Nội dung cần thiết khác (nếu có).
Hồ sơ mời thầu giai đoạn một không yêu cầu nhà đầu tư đề xuất về tài chính và thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.
Như vậy, theo quy định thì chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một là một trong những nội dung cơ bản phải có trong hồ sơ mời thầu giai đoạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?