Mưa lớn có phải là thiên tai? Nguồn tài chính cho phòng chống mưa lớn được lấy từ những nguồn nào?

Mưa lớn có phải là thiên tai không? Nguồn tài chính cho phòng chống mưa lớn được lấy từ đâu? Ngân sách nhà nước sử dụng cho việc phòng chống mưa lớn được quy định ra sao? câu hỏi của anh V (Nha Trang).

Mưa lớn có phải là thiên tai không?

Mưa lớn là hiện tượng mưa với tổng lượng mưa đạt trên 50 mm trong 24 giờ, trong đó mưa với tổng lượng mưa từ trên 50 mm đến 100 mm trong 24 giờ là mưa to, mưa với tổng lượng mưa trên 100 mm trong 24 giờ là mưa rất to (theo khoản 17 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).

Theo đó, tại Điều 3 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Các loại thiên tai được dự báo, cảnh báo và truyền tin
1. Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực vùng biển phía Tây kinh tuyến 120° Đông, phía Bắc vĩ tuyến 05° Bắc và phía Nam vĩ tuyến 23° Bắc (sau đây gọi là Biển Đông, Phụ lục I Quyết định này) và trên đất liền lãnh thổ Việt Nam; bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tới.
2. Mưa lớn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; lũ trên các sông thuộc lãnh thổ Việt Nam và các sông liên quốc gia liên quan (Phụ lục II Quyết định này); ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Gió mạnh trên Biển Đông; sương mù trên Biển Đông và trên đất liền Việt Nam.
5. Nước dâng trên vùng biển ven bờ và đảo của Việt Nam.
6. Lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối trên lãnh thổ Việt Nam.
7. Cháy rừng do tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam.
8. Động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) ảnh hưởng đến Việt Nam.
9. Động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
10. Sóng thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.

Đồng thời tại Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Như vậy, mưa lớn được xem là một trong những loại thiên tai theo quy định.

Mưa lớn có phải là thiên tai? Nguồn tài chính cho phòng chống mưa lớn được lấy từ những nguồn nào?

Mưa lớn có phải là thiên tai? Nguồn tài chính cho phòng chống mưa lớn được lấy từ những nguồn nào? (hình từ internet)

Có những nguồn tài chính nào được sử dụng cho công tác phòng chống mưa lớn?

Tại Điều 8 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về nguồn tài chính được sử dụng cho công tác phòng chống thiên tai bao gồm phòng chống mưa lớn như sau:

Nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước.
2. Quỹ phòng, chống thiên tai.
3. Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nguồn tài chính được sử dụng cho công tác phòng chống mưa lớn bao gồm:

- Ngân sách nhà nước.

- Quỹ phòng, chống thiên tai.

- Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.

- Nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Ngân sách nhà nước sử dụng cho việc phòng chống mưa lớn được quy định ra sao?

Tại Điều 9 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định ngân sách nhà nước sử dụng cho việc phòng chống thiên tai nói chung và phòng chống mưa lớn nói riêng như sau:

Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách hằng năm, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính.
2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng cho xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.
Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây:
a) Hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt;
c) Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã sử dụng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với mức độ nghiêm trọng, phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Pháp luật
Động đất được phân thành mấy loại? Bản tin động đất được ban hành vào thời điểm nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,200 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào