Một tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam?
- Một tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải do ai ký?
- Trường hợp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài bị rách, mất thì văn phòng đại diện phải phải làm thế nào?
Một tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam?
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được quy định tại Điều 124 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Thành lập văn phòng đại diện
Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên lãnh thổ Việt Nam. Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng chỉ được phép thành lập một văn phòng đại diện.
Theo quy định trên thì tổ chức tín dụng nước ngoài có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên lãnh thổ Việt Nam.
Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được phép thành lập một văn phòng đại diện.
Như vậy, có thể thấy pháp luật không hạn chế số lượng văn phòng đại diện mà tổ chức tín dụng nước ngoài thành lập trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, tổ chức tín dụng nước ngoài vẫn phải đảm bảo không được thành lập nhiều hơn một văn phòng đại diện tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Một tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải do ai ký?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải do Trưởng Ban trù bị ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện phải do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được lập 01 bộ gốc bằng tiếng Việt.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện được lập thành 02 bộ gốc gồm một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng Anh, trong đó:
a) Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài có hoạt động ngân hàng ký, trừ trường hợp Thông tư 40/2011/TT-NHNN có quy định khác.
Trường hợp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài bị rách, mất thì văn phòng đại diện phải phải làm thế nào?
Trường hợp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài bị rách, mất được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện trong Giấy phép cấp cho từng ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 Thông tư này.
2. Trường hợp Giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị hủy dưới hình thức khác, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện phải có văn bản nêu rõ lý do và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp bản sao Giấy phép từ sổ gốc theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ngân hàng Nhà nước cấp lại bản sao từ bản gốc cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện.
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện sử dụng Giấy phép theo quy định tại Điều 27 Luật Các Tổ chức tín dụng.
Như vậy, theo quy định, trường hợp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài bị rách, mất thì văn phòng đại diện phải có văn bản nêu rõ lý do và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp bản sao Giấy phép từ sổ gốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?