Một tổ chức, cá nhân có được phép sử dụng nhiều hơn một chữ ký số trong khi hoạt động hay không?
Chữ ký số là gì?
Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về khái niệm chữ ký số như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên."
Một tổ chức, cá nhân có được phép sử dụng nhiều hơn một chữ ký số trong khi hoạt động hay không?
Chữ ký số được sử dụng trong trường hợp nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về việc sử dụng chữ ký số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức như sau:
"Điều 7. Sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
1. Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số theo quy định tại Điều 6 Nghị định này chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
2. Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số."
Một tổ chức, cá nhân có được phép sử dụng nhiều hơn một chữ ký số trong khi hoạt động hay không?
Theo quy định tại Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 về phạm vi áp dụng như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác."
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 57 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ như sau:
"Điều 57. Sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước nếu áp dụng chữ ký số thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp."
Theo quy định thì chữ ký số được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, chữ ký số sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước thì sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp.
Như vậy, một cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể sử dụng nhiều hơn một chữ ký số. Tuy nhiên, chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp chỉ sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, không được sử dụng vào các lĩnh vực khác.
Chữ ký số do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được sử dụng trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định, không sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Nguyên tắc sử dụng chữ ký số là gì?
Theo quy định tại Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2005 về nguyên tắc sử dụng chữ ký số như sau:
"Điều 23. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:
a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;
b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;
c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.
2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định."
Người ký chữ ký số có nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Giao dịch điện tử 2005 về nghĩa vụ của người ký chữ ký số như sau:
"Điều 25. Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử
1. Người ký chữ ký điện tử hoặc người đại diện hợp pháp của người đó là người kiểm soát hệ chương trình ký điện tử và sử dụng thiết bị đó để xác nhận ý chí của mình đối với thông điệp dữ liệu được ký.
2. Người ký chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:
a) Có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình;
b) Khi phát hiện chữ ký điện tử có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình, phải kịp thời sử dụng các phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp nhận chữ ký điện tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp chữ ký điện tử đó có chứng thực;
c) áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và toàn vẹn của mọi thông tin trong chứng thư điện tử trong trường hợp chứng thư điện tử được dùng để chứng thực chữ ký điện tử.
3. Người ký chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?