Một phiếu kiểm nghiệm thực phẩm công bố cho nhiều sản phẩm có cùng công thức được không? Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
- Một phiếu kiểm nghiệm thực phẩm công bố cho nhiều sản phẩm có cùng công thức được không?
- Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
- Cá nhân yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm có phải tự trả chi phí không?
- Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Một phiếu kiểm nghiệm thực phẩm công bố cho nhiều sản phẩm có cùng công thức được không?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 7 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 giải thích kiểm nghiệm thực phẩm cụ thể như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
7. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.”
Như vậy, theo cách hiểu trên phiếu kiểm nghiệm thực phẩm là để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
Trong trường hợp này, không thể dùng một phiếu kiểm nghiệm thực phẩm cho nhiều bộ hồ sơ công bố của sản phẩm có cùng công thức vì phiếu kiểm nghiệm thực phẩm không chỉ đánh giá tiêu chuẩn về thành phần, công thức mà còn các tiêu chí khác như bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng sản phẩm…Nhiều sản phẩm có cùng công thức nhưng sẽ có sự khác nhau về bao bì chứa đựng, chất bổ sung…
Do đó không thể sử dụng một phiếu kiểm nghiệm thực phẩm cho nhiều loại sản phẩm cùng công thức.
Một phiếu kiểm nghiệm thực phẩm công bố cho nhiều sản phẩm có cùng công thức được không? Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 45 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:
"Điều 45. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm
1. Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
b) Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.
2. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Khách quan, chính xác;
b) Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật."
Theo đó kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
- Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Cá nhân yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm có phải tự trả chi phí không?
Căn cứ Điều 48 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm:
'Điều 48. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm
1. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả.
2. Căn cứ kết quả kiểm nghiệm, cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm cho cơ quan kiểm tra, thanh tra.
3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm.
4. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm trong tranh chấp, khiếu nại về an toàn thực phẩm do người khởi kiện, khiếu nại chi trả. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tranh chấp cho người khởi kiện, khiếu nại."
Theo đó khi cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả lấy mẫu và kiểm nghiệm.
Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 47 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:
"Điều 47. Kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung tranh chấp. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được sử dụng làm căn cứ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm.
2. Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước, có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, Danh mục cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đủ điều kiện hoạt động."
Theo đó tại khoản 1 Điều 46 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:
"Điều 46. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm
1. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm;
b) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
c) Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy."
Như vậy cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước, phải có đủ điều kiện các điều kiện sau:
- Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm;
- Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
- Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?