Một người khuyết tật được có bao nhiêu mã số trên Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật?
- Một người khuyết tật được có bao nhiêu mã số trên Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật?
- Cơ quan nào có quyền cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật?
- Ai được quyền nghiên cứu, khai thác hồ sơ thông tin người khuyết tật?
Một người khuyết tật được có bao nhiêu mã số trên Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định 3815/QĐ-BYT năm 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc chung
1. Tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ thông tin cá nhân, giao dịch điện tử, công nghệ thông tin và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Mỗi một NKT chỉ có duy nhất một mã số trên hệ thống.
3. Tài khoản được cung cấp cho tổ chức, cá nhân theo phân cấp về chức năng, nhiệm vụ. Tổ chức, cá nhân được cấp tài khoản phải tự bảo vệ thông tin tài khoản.
4. Tổ chức, cá nhân liên quan phải quản lý, sử dụng Hệ thống QLSK NKT theo đúng mục đích, thẩm quyền; đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tiến độ để không làm gián đoạn quá trình xử lý và luân chuyển thông tin của Hệ thống QLSK NKT; đảm bảo tính chính xác, trung thực, đầy đủ các thông tin.
5. Thông tin, dữ liệu dạng ký tự dùng trong Hệ thống QLSK NKT sử dụng bộ mã theo tiêu chuẩn TCVN 6909-2001 (Unicode).
Như vậy, theo quy định thì mỗi một người khuyết tật được chỉ được có duy nhất một mã số trên Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật.
Một người khuyết tật được có bao nhiêu mã số trên Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định 3815/QĐ-BYT năm 2017 quy định về phân quyền cập nhật, quản lý và khai thác hệ thống như sau:
Phân quyền cập nhật, quản lý và khai thác hệ thống
...
3. Quản trị tài khoản người sử dụng
3.1. Tài khoản cấp trung ương:
Đơn vị quản lý Hệ thống QLSK NKT cấp trung ương có quyền cấp tài khoản và mật khẩu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng.
a) Quyền quản trị: Được cấp cho cán bộ quản lý thuộc tuyến trung ương. Vai trò của nhóm tài khoản này là để quản lý, xuất dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quản lý sức khỏe, PHCN cho NKT, lập kế hoạch, hoạch định các chiến lược, chính sách trợ giúp cho NKT.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định 3815/QĐ-BYT năm 2017 quy định về quản lý tài khoản đăng nhập hệ thống như sau:
Quản lý tài khoản đăng nhập hệ thống
1. Công tác quản lý thông tin NKT được quy định tại các văn bản phân cấp hiện hành của cơ quan có thẩm quyền, được cấp tài khoản người dùng để đăng nhập, quản lý, khai thác sử dụng Hệ thống QLSK NKT.
2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là cơ quan tham mưu, giúp Bộ Y tế về công tác quản lý Hệ thống QLSK NKT, được phép sử dụng tài khoản quản trị phần mềm để cấp, phân quyền sử dụng tài khoản người dùng cho các cơ quan, đơn vị được phân cấp về công tác quản lý thông tin liên quan đến NKT; thực hiện chức năng, nghiệp vụ về công tác quản lý thông tin này trong toàn quốc.
3. Các cơ quan, đơn vị có nhu cầu phân cấp tài khoản người dùng cho các đơn vị trực thuộc phải có quy định bằng quy chế và phải được Cục Quản lý khám, chữa bệnh thống nhất bằng văn bản.
4. Cá nhân được Thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ quản lý, khai thác sử dụng Hệ thống QLSK NKT có trách nhiệm bảo quản, bảo đảm an toàn về tài khoản người dùng của đơn vị. Việc giao nhiệm vụ phải thể hiện bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là cơ quan có quyền cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật.
Ai được quyền nghiên cứu, khai thác hồ sơ thông tin người khuyết tật?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định 3815/QĐ-BYT năm 2017 quy định về nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật như sau:
Nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng Hệ thống QLSK NKT
1. Thông tin về NKT đã được cập nhật vào phần mềm phải thống nhất với hồ sơ giấy đang được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị (nếu có).
2. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm cập nhật, bổ sung thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác, quản lý, sử dụng và bảo quản hồ sơ thông tin NKT theo quy định của Nhà nước.
3. Chỉ những người được cơ quan, đơn vị quản lý thông tin NKT có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, khai thác hồ sơ thông tin NKT.
Như vậy, theo quy định thì chỉ những người được cơ quan, đơn vị quản lý thông tin người khuyết tật có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, khai thác hồ sơ thông tin người khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THCS mới nhất? Tải về mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 trường THCS ở đâu?
- Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?