Một liều thuốc tiêm dùng để thi hành án tử hình cho tử tù gồm những loại thuốc nào? Trường hợp tiêm thuốc độc mà tử tù vẫn không chết thì giải quyết như thế nào?
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm những gì?
Theo Điều 5 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:
- Cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho thi hành án tử hình:
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
- Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:
+ Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;
+ Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;
+ Máy kiểm tra nhịp đập của tim;
+ Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;
+ Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.
Tử hình bằng tiêm thuốc độc
Một liều thuốc dùng để thi hành án tử hình cho tử tù gồm những loại thuốc nào?
Theo Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:
- Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
+ Thuốc làm mất tri giác;
+ Thuốc làm liệt hệ vận động;
+ Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
- Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.
- Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
- Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tiêm thuốc độc mà tử tù không chết thì giải quyết như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định quy trình thực hiện tiêm thuốc như sau:
- Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và quy định của Nghị định này.
- Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
- Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
- Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
+ Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);
+ Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
+ Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
+ Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
- Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
- Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
- Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
- Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
- Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Như vậy, trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba. Nếu đã tiêm hết liều thuốc thứ ba sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?