Một chương trình chứng nhận năng lực cá nhân cần có các yếu tố gì? Tổ chức chứng nhận cần phải chứng minh các vấn đề gì trong chương trình chứng nhận?
Một chương trình chứng nhận năng lực cá nhân cần có các yếu tố gì?
Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17024:2012 (ISO/IEC 17024:2012) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân, có yêu cầu một chương trình chứng nhận phải bao gồm các yếu tố sau:
- Phạm vi chứng nhận;
- Bản mô tả công việc và nhiệm vụ;
- Năng lực cần thiết;
- Các hoạt động (khi thích hợp);
- Điều kiện tiên quyết (khi thích hợp);
- Quy phạm đạo đức (khi thích hợp).
CHÚ THÍCH 1: Các khả năng có thể bao gồm năng lực thể chất như thị giác, thính giác và sự nhanh nhẹn.
CHÚ THÍCH 2: Quy phạm đạo đức mô tả hành vi đạo đức hoặc hành vi cá nhân theo yêu cầu của chương trình.
Bên cạnh đó tại tiểu mục 8.3 Mục này có yêu cầu một chương trình chứng nhận phải bao gồm các yêu cầu sau đối với quá trình chứng nhận:
- Tiêu chí cho chứng nhận lần đầu và chứng nhận lại;
- Phương pháp đánh giá chứng nhận lần đầu và chứng nhận lại;
- Phương pháp và tiêu chí giám sát (khi thích hợp);
- Tiêu chí đình chỉ và hủy bỏ chứng nhận
- Tiêu chí thay đổi phạm vi hoặc mức độ chứng nhận (khi thích hợp).
Một chương trình chứng nhận năng lực cá nhân cần có các yếu tố gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân cần phải chứng minh các vấn đề gì trong chương trình chứng nhận?
Căn cứ theo tiểu mục 8.4 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17024:2012 (ISO/IEC 17024:2012) thì tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân phải có các tài liệu để chứng tỏ rằng khi xây dựng và xem xét chương trình chứng nhận có đưa vào các vấn đề sau:
- Sự tham gia của các chuyên gia thích hợp;
- Sử dụng cơ cấu thích hợp đại diện một cách công bằng cho lợi ích của tất cả các bên có liên quan đáng kể, trong đó không có bên nào chiếm ưu thế hơn;
- Nhận biết và sắp đặt các điều kiện tiên quyết với các yêu cầu năng lực, khi thích hợp;
- Nhận biết và sắp đặt các cơ chế đánh giá với các yêu cầu năng lực;
- Tiến hành và cập nhật việc phân tích công việc hay thực tiễn nhằm:
+ Nhận biết các nhiệm vụ đối với việc thực hiện thành công;
+ Nhận biết năng lực cần thiết cho từng nhiệm vụ;
+ Nhận biết các điều kiện tiên quyết (khi thích hợp);
+ Xác nhận cơ chế đánh giá và nội dung kiểm tra;
+ Nhận biết các yêu cầu và khoảng thời gian chứng nhận lại.
CHÚ THÍCH: Nếu chương trình chứng nhận do một tổ chức khác tổ chức chứng nhận xây dựng thì việc phân tích công việc và thực tiễn có thể đã có sẵn như một phần của việc xây dựng chương trình. Trong trường hợp này, tổ chức chứng nhận có thể có được các chi tiết để kiểm tra xác nhận từ hệ thống tài liệu của chương trình.
Trong quá trình đăng ký để được tham gia vào quá trình chứng nhận năng lực cá nhân thì tổ chức chứng nhận cần làm gì?
Căn cứ theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17024:2012 (ISO/IEC 17024:2012) có yêu cầu về quá trình đăng ký ổ chức chứng nhận năng lực cá nhân cần làm những việc như sau:
Quá trình đăng ký
9.1.1. Ngay từ giai đoạn đăng ký, tổ chức chứng nhận phải công khai mô tả tổng quan về quá trình chứng nhận phù hợp với chương trình chứng nhận. Tối thiểu, mô tả này phải bao gồm các yêu cầu đối với chứng nhận và phạm vi chứng nhận, bản mô tả quá trình đánh giá, quyền của người đăng ký, các nghĩa vụ của người được chứng nhận và các loại phí.
9.1.2. Tổ chức chứng nhận phải yêu cầu hoàn thành bản đăng ký, có chữ ký của người đăng ký đề nghị chứng nhận trong đó bao gồm ít nhất:
a) thông tin cần thiết để nhận biết người đăng ký, ví dụ tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chương trình chứng nhận;
b) phạm vi chứng nhận mong muốn;
c) lời tuyên bố rằng người đăng ký đồng ý tuân thủ các yêu cầu đối với chứng nhận và cung cấp mọi thông tin cần thiết cho việc đánh giá;
d) mọi thông tin hỗ trợ để chứng tỏ sự phù hợp một cách khách quan với các điều kiện tiên quyết của chương trình;
e) thông báo cho người đăng ký về cơ hội công bố yêu cầu hỗ trợ cho các nhu cầu đặc biệt (xem 9.2.5) mà không cần đưa ra lý do.
CHÚ THÍCH: Chữ ký điện tử có thể được chấp nhận, nếu được pháp luật cho phép.
9.1.3. Tổ chức chứng nhận phải xem xét đăng ký để xác nhận rằng người đăng ký tuân thủ các yêu cầu về đăng ký của chương trình chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?