Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước?
- Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước?
- Cá nhân muốn trở thành Trưởng Ban kiểm soát của doanh nghiệp nhà nước thì phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện nào?
- Trưởng Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành nghĩa vụ, công việc được phân công trong bao lâu thì bị cách chức?
Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ khoản 2 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên như sau:
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
2. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
...
Như vậy, theo quy định thì một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước? (Hình từ Internet)
Cá nhân muốn trở thành Trưởng Ban kiểm soát của doanh nghiệp nhà nước thì phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên như sau:
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
...
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
b) Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
c) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;
d) Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, cá nhân muốn trở thành Trưởng Ban kiểm soát của doanh nghiệp nhà nước thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
(1) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
(2) Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác;
Không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước;
Không phải là người lao động của công ty;
(3) Không phải là người có quan hệ gia đình của:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty;
- Thành viên Hội đồng thành viên của công ty;
- Chủ tịch công ty;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng;
- Kiểm soát viên khác của công ty;
(4) Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Trưởng Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành nghĩa vụ, công việc được phân công trong bao lâu thì bị cách chức?
Căn cứ khoản 2 Điều 108 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về miễn nhiệm, cách chức Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên như sau:
Miễn nhiệm, cách chức Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 103 của Luật này;
b) Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận;
c) Được cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ khác;
d) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên bị cách chức trong trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, công việc được phân công trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Không hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ, công việc được phân công trong 01 năm;
c) Vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên quy định tại Luật này và Điều lệ công ty;
d) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, theo quy định, Trưởng Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành nghĩa vụ, công việc được phân công trong 1 năm thì có thể bị cách chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?