Mọi vật chứng sau khi thu thập được có bắt buộc phải niêm phong không? Một vật chứng có thể thực hiện mở niêm phong bao nhiêu lần?

Tôi có câu hỏi là mọi vật chứng sau khi thu thập được có bắt buộc phải niêm phong không? Một vật chứng có thể thực hiện mở niêm phong bao nhiêu lần? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Đồng Nai.

Mọi vật chứng sau khi thu thập được có bắt buộc phải niêm phong không?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 127/2017/NĐ-CP thì mọi vật chứng sau khi thu thập đều phải được niêm phong, trừ các trường hợp sau:

- Vật chứng là động vật, thực vật sống.

- Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.

- Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.

- Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.

 vật chứng

Vật chứng (Hình từ Internet)

Một vật chứng có thể thực hiện mở niêm phong bao nhiêu lần?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 127/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

Trình tự, thủ tục niêm phong vật chứng
Một vật chứng có thể thực hiện niêm phong, mở niêm phong một hoặc nhiều lần. Sau mỗi lần mở niêm phong, khi kết thúc sử dụng vật chứng phải niêm phong lại theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nghị định này và gửi về nơi bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật. Việc niêm phong vật chứng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
1. Chuẩn bị thực hiện niêm phong vật chứng
a) Người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời hoặc triệu tập người tham gia niêm phong vật chứng;
Trong trường hợp người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong bị mất năng lực hành vi theo quy định của pháp luật hoặc đã chết, thì người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời người thân thích hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia niêm phong vật chứng;
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng cần niêm phong là bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì khi niêm phong, người tổ chức thực hiện niêm phong mời người thân thích của họ hoặc người bào chữa của họ (nếu có) hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức niêm phong vật chứng chứng kiến.
Đối với vật chứng cần điều kiện bảo quản đặc biệt như chất độc, chất phóng xạ, chất nổ, chất cháy, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, mẫu máu, mô, bộ phận cơ thể người và các mẫu vật khác của cơ thể người hoặc vật chứng khác có tính chất tương tự phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn khi thực hiện niêm phong vật chứng. Trường hợp cơ quan chuyên môn chưa đến kịp mà xét thấy cần phải niêm phong ngay để bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng thì vẫn có thể thực hiện niêm phong vật chứng nhưng phải bảo đảm an toàn.
Đối với vật chứng không thể niêm phong được tại hiện trường, thì phải niêm phong từng phần hoặc những phần quan trọng, sau đó đưa về địa điểm do cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án quyết định để tiến hành niêm phong theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.

Như vậy, theo quy định trên thì một vật chứng có thể thực hiện mở niêm phong một hoặc nhiều lần.

Sau mỗi lần mở niêm phong, khi kết thúc sử dụng vật chứng phải niêm phong lại theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nghị định này và gửi về nơi bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật.

Để mở niêm phong vật chứng thì cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết nào?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 127/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

Trình tự, thủ tục mở niêm phong vật chứng
1. Chuẩn bị mở niêm phong vật chứng
a) Người chủ trì tổ chức thực hiện mở niêm phong vật chứng mời, triệu tập người tham gia mở niêm phong vật chứng có mặt đúng thời gian, địa điểm được mời, triệu tập để mở niêm phong vật chứng.
Trong trường hợp người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến việc mở niêm phong vật chứng bị mất năng lực hành vi theo quy định của pháp luật hoặc đã chết, thì người tổ chức thực hiện mở niêm phong vật chứng mời người thân thích hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia mở niêm phong vật chứng.
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong là bị can, bị cáo đang bị giam giữ thì khi mở niêm phong, người tổ chức thực hiện mở niêm phong mời người thân thích hoặc người bào chữa của họ (nếu có) hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức mở niêm phong vật chứng chứng kiến.
b) Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mở niêm phong vật chứng: Tiến hành thủ tục xuất kho vật chứng (đối với những vật chứng được quản lý trong kho vật chứng) hoặc thông báo tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đang lưu giữ, bảo quản vật chứng

Như vậy, theo quy định trên thì để mở niêm phong vật chứng thì cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết sau: Tiến hành thủ tục xuất kho vật chứng (đối với những vật chứng được quản lý trong kho vật chứng) hoặc thông báo tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đang lưu giữ, bảo quản vật chứng.

Vật chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chiếc xe là vật chứng của vụ án trộm cắp tài sản thì chủ sở hữu có lấy lại được không?
Pháp luật
Bị giữ xe máy để điều tra vụ án ma túy khi nào được trả lại? Việc bảo quản vật chứng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mọi vật chứng sau khi thu thập được có bắt buộc phải niêm phong không? Một vật chứng có thể thực hiện mở niêm phong bao nhiêu lần?
Pháp luật
Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Tài sản bị tịch thu là tang vật, vật chứng thì cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đối với tài sản đó?
Pháp luật
Vật chứng thu được là động vật, thực vật từ tội phạm buôn lậu thì được bảo quản, lưu giữ như thế nào?
Pháp luật
Vật chứng được công an thu giữ, bảo quản sau khi chuyển sang giai đoạn tố tụng thì sẽ do cơ quan nào tiếp nhận?
Pháp luật
Vật chứng là vàng trong vụ án hình sự sau khi được thu giữ sẽ được bảo quản như thế nào bởi cơ quan công an?
Pháp luật
Công an huyện được phép xây dựng kho vật chứng để phục vụ công tác điều tra, truy tố các vụ án hình sự ở địa phương mình hay không?
Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vật chứng thông thường để tiêu hủy trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tiếp nhận vật chứng đặc thù để tiêu hủy trong thi hành án dân sự theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật chứng
663 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật chứng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào