Mới thi bằng lái xe máy đang chờ cấp bằng có được phép lái xe không? Thời gian cấp mới bằng lái xe máy là bao lâu?
Thời gian cấp mới bằng lái xe máy là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017/TT- BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định như sau:
"Điều 35. Cấp mới giấy phép lái xe
1. Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe.
2. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.
Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch."
Như vậy, sau khi thi bằng lái xe máy trong thời gian là 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, bạn sẽ nhận được giấy phép lái xe.
Thẩm quyền cấp giấy phép lái xe
Về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe, Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định vấn đề này như sau:
“Điều 29. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).”
Như vậy, khi bạn thi bằng lái xe máy xong thì sẽ có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho bạn đó là:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Theo đó, cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước và những đối tượng thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Người có hộ khẩu ngoài tỉnh vẫn có thể tham gia kỳ thi sát hạch ở bất kỳ tỉnh nào khi có nhu cầu để được cấp Giấy phép lái xe thông qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Sở Giao thông vận tải: Cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người có hộ khẩu thường trú của tỉnh, thành phố trực trược Trung ương nào thì sẽ được Sở Giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nơi đó cấp Giấy phép lái xe khi có nhu cầu.
Mới thi bằng lái xe máy đang chờ bằng thì lúc tham gia giao thông có bị phạt không?
Về vấn đề đang chờ bằng lái xe máy mà điều khiển xe thì Cảnh sát giao thông sẽ chỉ căn cứ vào việc hiện tại bạn đang tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe để xử phạt mà không căn cứ bạn đã thi bằng lái xe máy hay chưa. Và trường hợp này bạn sẽ bị xử phạt như sau:
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
“5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;"
Ngoài ra, bạn còn bị xử phạt theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được bổ sung bởi Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
...
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
....”
Theo đó, trong trường hợp này bên cạnh việc bị xử phạt hành chính thì bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Như vậy, người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông chỉ căn cứ vào việc hiện tại bạn đang tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe để xử phạt mà không căn cứ bạn đã thi bằng lái xe máy hay chưa. Do đó, khi bị cảnh sát giao thông hỏi, bạn vẫn bị phạt bình thường. Và mức phạt dao động từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy thuộc vào loại xe mà bạn sử dụng và còn có thể bị tạm giữ phương tiện trong vòng 7 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?