Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp là gì? Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp hình trụ có kích thước thế nào?
Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp là gì?
Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp được giải thích theo tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2015/BCT về Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp như sau:
1.3.2. Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp (sau đây gọi là Mồi nổ) là lượng thuốc nổ trung gian có tác dụng tăng cường công nổ truyền từ kíp hoặc dây nổ.
Như vậy, Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp là lượng thuốc nổ trung gian có tác dụng tăng cường công nổ truyền từ kíp hoặc dây nổ.
Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp hình trụ có kích thước thế nào?
Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp hình trụ có kích thước theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2015/BCT về Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp như sau:
Chỉ tiêu | Loại 175 g | Loại 400 g |
- Thỏi mồi nổ | ||
+ Đường kính, d, mm (không kể vỏ giấy) | 34 | 50 |
+ Đường kính, D, mm (kể cả vỏ giấy) | 37 | 54 |
+ Chiều dài, mm | 122 | 122 |
- Lỗ xuyên dây nổ | ||
+ Đường kính, d1, mm | 9 | 9 |
+ Đường kính, d2, mm | 8 | 8 |
+ Đường kính, d3, mm | 7 | 7 |
Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp là gì? Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp hình trụ có kích thước thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xác định độ nhạy va đập bằng phương pháp Kast của Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp như thế nào?
Việc xác định độ nhạy va đập bằng phương pháp Kast của Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp theo quy định tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2015/BCT về Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp như sau:
3. Phương pháp thử
...
3.4. Xác định độ nhạy va đập bằng phương pháp Kast
3.4.1. Nguyên lý phương pháp
Dùng búa rơi với khối lượng xác định cho rơi thẳng đứng từ độ cao cố định xuống hai viên bi hình trụ chồng lên nhau, giữa hai viên bi có chứa mẫu thử nổ. Tỷ lệ nổ các mẫu thử thể hiện tính nhạy nổ va đập của thuốc mồi nổ và được tính bằng phần trăm (%).
3.4.2. Dụng cụ, hóa chất
3.4.2.1. Búa Kast (P = 10kg; h = 25cm).
3.4.2.2. Bộ chày cối bằng đồng.
3.4.2.3. Tủ sấy chân không, khoảng nhiệt độ làm việc từ 0 đến 200°C.
3.4.2.4. Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0002g.
3.4.2.5. Thuốc mồi nổ.
3.4.2.6. Bộ bi cối thử nổ, số lượng 50 bộ.
3.4.2.7. Bộ rây có kích thước lỗ 0,08 mm và 0,16 mm.
3.4.2.8. Bình hút ẩm.
3.4.3. Phương pháp tiến hành
3.4.3.1. Chuẩn bị thí nghiệm
- Chuẩn bị thiết bị búa KAST: Lau sạch thiết bị búa KAST bằng giẻ lau. Kiểm tra nút ấn, lẫy hãm; thăng bằng của thiết bị, chiều cao rơi của búa;
- Chuẩn bị cụm chứa mẫu: Cụm chứa mẫu bao gồm ổ bi, các viên bi và vành khuyên. Tùy theo số lượng mẫu thí nghiệm để chuẩn bị. Mỗi lượt đo sử dụng 2 viên bi đũa, 1 ổ gá và 1 vành khuyên. Tất cả các phụ kiện của cụm chứa mẫu phải được lau sạch dầu, mỡ, bụi và lắp ráp hoàn chỉnh. Không được sử dụng các viên bi, vành khuyên bị rỉ, rỗ mặt hoặc bị biến dạng;
- Chuẩn bị mẫu: Nghiền thuốc mồi nổ trong cối kim loại màu, lấy các hạt mịn nằm giữa rây 0,08 mm đến 0,16mm. Cân trên cân phân tích cho mỗi mẫu đo là 0,05g với độ chính xác đến 0,0002g;
- Lắp thuốc nổ vào cụm chứa mẫu: Cho vành khuyên vào ổ gá bi. Lắp viên bi thứ nhất vào ổ; rải đều lượng thuốc nổ lên trên bề mặt viên bi thứ nhất; đặt viên bi thứ 2 lên trên lớp thuốc đảm bảo sao cho các viên bi nằm ở vị trí cân bằng. Dùng tay ấn nhẹ lên viên bi thứ 2 để giữ thuốc ổn định và đạt mật độ nén 1g/cm2.
3.4.3.2. Tiến hành đo
- Đặt tấm chắn an toàn trước thiết bị để ngăn cách giữa người thao tác với thiết bị;
- Nâng búa rơi lên vị trí đo (25cm). Lẫy hãm phải hoạt động bình thường đảm bảo giữ chắc búa rơi;
- Lắp cụm chứa mẫu vào cối định vị;
- Kẹp ngón tay vào lẫy hãm búa;
- Ấn nhẹ giải phóng lẫy hãm cho búa rơi tự do;
- Kiểm tra xác định mẫu có nổ hay không, ghi lại và đặt cụm chứa mẫu tiếp tục đo cho tới khi hết số mẫu đã chuẩn bị cho một lần thử nghiệm;
- Mỗi mẫu đo tiến hành thử 2 đến 3 lần, mỗi lần 25 phát;
- Kết thúc ngày thử nổ làm vệ sinh sạch sẽ thiết bị, bôi dầu mỡ bảo quản bi cối và thiết bị.
3.4.3.3. Cách tính kết quả
- Độ nhạy va đập của thỏi mồi nổ xác định theo công thức:
Trong đó:
X là độ nhạy va đập của thuốc nổ, tính bằng phần trăm (%).
n là số phát nổ trong 01 lần thí nghiệm.
N là lượt đo của một lần thí nghiệm.
- Chênh lệch giữa hai lần thí nghiệm song song không được vượt quá 4%. Kết quả cuối cùng là giá trị lớn nhất trong các lần thí nghiệm.
...
Theo đó, biệc xác định độ nhạy va đập bằng phương pháp Kast của Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp như sau:
(1) Nguyên lý phương pháp
Dùng búa rơi với khối lượng xác định cho rơi thẳng đứng từ độ cao cố định xuống hai viên bi hình trụ chồng lên nhau, giữa hai viên bi có chứa mẫu thử nổ. Tỷ lệ nổ các mẫu thử thể hiện tính nhạy nổ va đập của thuốc mồi nổ và được tính bằng phần trăm (%).
(2) Dụng cụ, hóa chất
- Búa Kast (P = 10kg; h = 25cm).
- Bộ chày cối bằng đồng.
- Tủ sấy chân không, khoảng nhiệt độ làm việc từ 0 đến 200°C.
- Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0002g.
- Thuốc mồi nổ.
- Bộ bi cối thử nổ, số lượng 50 bộ.
- Bộ rây có kích thước lỗ 0,08 mm và 0,16 mm.
- Bình hút ẩm.
(3) Phương pháp tiến hành
- Chuẩn bị thí nghiệm
+ Chuẩn bị thiết bị búa KAST: Lau sạch thiết bị búa KAST bằng giẻ lau. Kiểm tra nút ấn, lẫy hãm; thăng bằng của thiết bị, chiều cao rơi của búa;
+ Chuẩn bị cụm chứa mẫu: Cụm chứa mẫu bao gồm ổ bi, các viên bi và vành khuyên. Tùy theo số lượng mẫu thí nghiệm để chuẩn bị. Mỗi lượt đo sử dụng 2 viên bi đũa, 1 ổ gá và 1 vành khuyên. Tất cả các phụ kiện của cụm chứa mẫu phải được lau sạch dầu, mỡ, bụi và lắp ráp hoàn chỉnh. Không được sử dụng các viên bi, vành khuyên bị rỉ, rỗ mặt hoặc bị biến dạng;
+ Chuẩn bị mẫu: Nghiền thuốc mồi nổ trong cối kim loại màu, lấy các hạt mịn nằm giữa rây 0,08 mm đến 0,16mm. Cân trên cân phân tích cho mỗi mẫu đo là 0,05g với độ chính xác đến 0,0002g;
+ Lắp thuốc nổ vào cụm chứa mẫu: Cho vành khuyên vào ổ gá bi. Lắp viên bi thứ nhất vào ổ; rải đều lượng thuốc nổ lên trên bề mặt viên bi thứ nhất; đặt viên bi thứ 2 lên trên lớp thuốc đảm bảo sao cho các viên bi nằm ở vị trí cân bằng. Dùng tay ấn nhẹ lên viên bi thứ 2 để giữ thuốc ổn định và đạt mật độ nén 1g/cm2.
- Tiến hành đo
+ Đặt tấm chắn an toàn trước thiết bị để ngăn cách giữa người thao tác với thiết bị;
+ Nâng búa rơi lên vị trí đo (25cm). Lẫy hãm phải hoạt động bình thường đảm bảo giữ chắc búa rơi;
+ Lắp cụm chứa mẫu vào cối định vị;
+ Kẹp ngón tay vào lẫy hãm búa;
+ Ấn nhẹ giải phóng lẫy hãm cho búa rơi tự do;
+ Kiểm tra xác định mẫu có nổ hay không, ghi lại và đặt cụm chứa mẫu tiếp tục đo cho tới khi hết số mẫu đã chuẩn bị cho một lần thử nghiệm;
+ Mỗi mẫu đo tiến hành thử 2 đến 3 lần, mỗi lần 25 phát;
+ Kết thúc ngày thử nổ làm vệ sinh sạch sẽ thiết bị, bôi dầu mỡ bảo quản bi cối và thiết bị.
- Cách tính kết quả
+ Độ nhạy va đập của thỏi mồi nổ xác định theo công thức:
Trong đó:
X là độ nhạy va đập của thuốc nổ, tính bằng phần trăm (%).
n là số phát nổ trong 01 lần thí nghiệm.
N là lượt đo của một lần thí nghiệm.
+ Chênh lệch giữa hai lần thí nghiệm song song không được vượt quá 4%. Kết quả cuối cùng là giá trị lớn nhất trong các lần thí nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?