Mỗi người lao động sẽ được NSDLĐ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là 1 triệu đồng trên một lần khám phải không?
Mỗi người lao động sẽ được người sử dụng lao động hỗ trợ 1 triệu đồng kinh phí khám bệnh nghề nghiệp trên một lần khám phải không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Như vậy, theo quy định nêu trên, mỗi người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa là 02 lần và trong 01 năm chỉ được hỗ trợ tối đa 01 lần.
Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp theo quy định sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
Theo đó, mỗi người lao động chỉ được người sử dụng lao động hỗ trợ tối đa 800.000 đồng kinh phí khám bệnh nghề nghiệp trên một lần khám mà không phải 1 triệu đồng.
Mỗi người lao động sẽ được người sử dụng lao động hỗ trợ 1 triệu đồng kinh phí khám bệnh nghề nghiệp trên một lần khám phải không? (Hình từ Internet).
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
3. Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Theo quy định nêu trên, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này.
Tải Mẫu Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp tại đây:
- Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Như vậy, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bao gồm những tài liệu cụ thể nêu trên.
Khi nào thì người sử dụng lao động có thể nhận được kinh phí hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc quy định:
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
1. Đối với trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động theo quyết định hỗ trợ. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Như vậy, trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp được thực hiện tuân thủ quy định nêu trên.
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động theo quyết định hỗ trợ.
Khi đó, người sử dụng lao động có thể nhận được kinh phí hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và phải nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?