Mỗi hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện tuyển chọn bao nhiêu dự án?
- Mỗi hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện tuyển chọn bao nhiêu dự án?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo có bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ họp khi nào?
- Kết quả đánh giá của Hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?
Mỗi hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện tuyển chọn bao nhiêu dự án?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp dự án như sau:
Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp dự án
1. Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp dự án (sau đây gọi là Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập, có nhiệm vụ tư vấn giúp Bộ trưởng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án. Mỗi Hội đồng chỉ thực hiện tuyển chọn, giao trực tiếp 01 dự án.
…
Như vậy, theo quy định trên thì mỗi hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện tuyển chọn trực tiếp 01 dự án.
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp dự án như sau:
Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp dự án
…
2. Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp có 07 hoặc 09 thành viên, gồm chủ tịch, thư ký, 02 uỷ viên phản biện và các ủy viên khác, trong đó:
a) Có 2/3 số thành viên là các chuyên gia có uy tín, có chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành của dự án;
b) Các thành viên còn lại là đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách và tổ chức, cá nhân cấp kinh phí thực hiện dự án hoặc dự kiến thụ hưởng kết quả của dự án;
c) Có ít nhất 01 thành viên đã tham gia Hội đồng xác định;
d) Những người tham gia thực hiện dự án không tham gia Hội đồng.
Theo quy định trên thì Hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo có 07 hoặc 09 thành viên, gồm chủ tịch, thư ký, 02 uỷ viên phản biện và các ủy viên khác.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ họp khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 16 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định như sau:
Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp dự án
…
3. Hội đồng chỉ họp khi có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó ít nhất 01 uỷ viên phản biện có mặt và có đầy đủ ý kiến bằng văn bản của 02 uỷ viên phản biện.
4. Các thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá, chấm điểm độc lập hồ sơ dự án theo các tiêu chí và thang điểm đánh giá được nêu tại Điều 15 của Quy định này và tại biểu mẫu quy định tại Điều 9, Điều 11 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 (Biểu B2-2c-NXDA và Biểu B2-3c-ĐGDA).
5. Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm dự án tham dự phiên họp và trình bày tóm tắt trước Hội đồng về đề cương thuyết minh dự án, trả lời các câu hỏi của thành viên hội đồng (nếu có).
6. Hội đồng tiến hành họp kín đánh giá hồ sơ dự án: thảo luận và cho điểm độc lập về hồ sơ dự án (không có sự tham gia của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm; thành viên thực hiện dự án và đại diện tổ chức đăng ký chủ trì dự án).
7. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo mời chuyên gia ở ngoài Hội đồng am hiểu sâu lĩnh vực của dự án để nhận xét và đánh giá thẩm định lại hồ sơ.
8. Đối với dự án sử dụng nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thủ trưởng tổ chức chủ trì dự án hoặc tổ chức cấp kinh phí thành lập và tổ chức họp Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp.
Như vậy, Hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ họp khi có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó ít nhất 01 uỷ viên phản biện có mặt và có đầy đủ ý kiến bằng văn bản của 02 uỷ viên phản biện.
Kết quả đánh giá của Hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về kết quả đánh giá của Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp như sau:
Kết quả đánh giá của Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp
1. Kết quả đánh giá hồ sơ dự án là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp Hội đồng.
2. Hồ sơ dự án được Hội đồng đề nghị thực hiện nếu có kết quả đánh giá cao nhất trong số các hồ sơ tham gia tuyển chọn và đạt tối thiểu 70/100 điểm, trong đó không có thành viên nào của Hội đồng có mặt đánh giá 0 điểm đối với các tiêu chí nêu tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 15 Quy định này.
3. Kết quả đánh giá hồ sơ dự án, kết luận và kiến nghị về những điểm cần bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ dự án được ghi vào biên bản họp Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp (Mẫu I-7 Phụ lục).
Theo đó, kết quả đánh giá hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo của Hội đồng tư vấn tuyển chọn trực tiếp là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp Hội đồng.
Hồ sơ dự án được Hội đồng đề nghị thực hiện nếu có kết quả đánh giá cao nhất trong số các hồ sơ tham gia tuyển chọn và đạt tối thiểu 70/100 điểm, trong đó không có thành viên nào của Hội đồng có mặt đánh giá 0 điểm đối với các tiêu chí nêu tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 15 Quy định này.
Kết quả đánh giá hồ sơ dự án, kết luận và kiến nghị về những điểm cần bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ dự án được ghi vào biên bản họp Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp (Mẫu I-7 Phụ lục).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?