Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự đúng không?
Bộ luật hình sự hiện hành có điều chỉnh vấn đề pháp nhân thường mại phạm tội không?
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Hình sự 2015 về ap dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.
Như vậy, Bộ luật hình sự hiện hành có điều chỉnh vấn đề pháp nhân thương mại phạm tội.
Theo đó, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương XI Bộ luật Hình sự 2015 hoặc theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.
Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự đúng không? (Hình từ internet)
Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Theo đó, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau:
- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
- Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
Như vậy, không phải mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Mà pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện trên.
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
Theo đó, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm như sau:
- Tội Buôn lậu (Điều 188)
-Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)
-Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190)
-Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191);
-Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);
-Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193);
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195)
-Tội đầu cơ (Điều 196)
- Tội trốn thuế (Điều 200);
- Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)
- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209)
- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210);
- Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211);
- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213);
- Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216);
- Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217);
- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225);
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226);
- Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227);
- Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Điều 232);
- Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234)
- Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235);
- Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237);
- Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi song (Điều 238);
- Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239);
- Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242);
- Tội hủy hoại rừng (Điều 243);
- Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm -(Điều 244);
- Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245);
- Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246);
- Tội rửa tiền (Điều 324);
- Tội tài trợ khùng bố (Điều 300).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?