Mọi hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện đúng không?
- Giá thành toàn bộ của hàng hóa bao gồm những chi phí nào?
- Mọi hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện đúng không?
- Hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Giá thành toàn bộ của hàng hóa bao gồm những chi phí nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 4 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
a) Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; giá mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại; giá nhập khẩu hàng hóa;
b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
7. Yếu tố hình thành giá bao gồm giá thành toàn bộ thực tế; lợi nhuận (nếu có) hoặc khoản lỗ (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, giá thành toàn bộ là bao gồm những giá sau:
- Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ;
- Giá mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại;
- Giá nhập khẩu hàng hóa;
- Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
Mà yếu tố hình thành giá bao gồm giá thành toàn bộ thực tế; lợi nhuận (nếu có) hoặc khoản lỗ (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Mọi hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện đúng không? (Hình từ internet)
Mọi hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm như sau:
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
...
Theo đó, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì bị xem là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Và theo khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
...
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Theo đó, một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm là bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Như vậy có thể thấy hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ phải nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác, loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì mới bị xem là hành vi bị cấm.
Còn hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh nhưng không dẫn đến hoặc không có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó thì không bị cấm.
Hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ như sau:
Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Theo quy định trên thì hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh có thể bị xử phạt hành chính từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Và trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì mức phạt tiền gấp hai lần mức quy định ở trên.
Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh và tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
*Lưu ý: Mức phạt tiền tối đa quy định ở trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức. (Theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?