Mỗi cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được phân bổ tỷ lệ giải thưởng như thế nào theo quy định?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau mỗi cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được bổ tỷ lệ giải thưởng như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Câu hỏi của anh A.L.P đến từ Thái Bình.

Mỗi cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được bổ tỷ lệ giải thưởng như thế nào theo quy định?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về chi tổ chức thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình:

Theo đó, mỗi cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được phân bổ tỷ lệ giải thưởng như sau:

- Tối đa 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 03 giải khuyến khích.

Trong đó, mức chi giải thưởng như sau:

(1) Chi giải nhất:

- Giải tập thể:

+ Cấp trung ương tổ chức 30.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp tỉnh tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp huyện tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp xã tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng.

- Giải cá nhân:

+ Cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng;

(2) Chi giải nhì:

- Giải tập thể

+ Cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng;

- Giải cá nhân

+ Cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp huyện tối đa 2.500.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng;

(3) Chi giải ba:

- Giải tập thể

+ Cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp huyện tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng.

- Giải cá nhân

+ Cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp tỉnh tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp huyện tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp xã tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng;

(4) Chi giải khuyến khích:

- Giải tập thể

+ Cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp tỉnh tổ chức 3.000.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp huyện tổ chức 1.500.000 đồng/giải thưởng,

+ Cấp xã tổ chức 750.000 đồng/giải thưởng.

- Giải cá nhân

+ Cấp trung ương tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp tỉnh tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp huyện tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng;

+ Cấp xã tổ chức 350.000 đồng/giải thưởng.

Mỗi cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được bổ tỷ lệ giải thưởng như thế nào theo quy định?

Mỗi cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được bổ tỷ lệ giải thưởng như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi giải thưởng cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình cao hơn mức quy định hay không?

Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước:

Quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện lập dự toán, chấp hành ngân sách, kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trong phạm vi dự toán chi ngân sách được giao.
3. Mức chi quy định tại Nghị định này là mức tối đa để cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lập dự toán chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi quy định tại Nghị định này để thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
4. Đối với các khoản chi có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo nội dung chi, mức chi quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Đối với các khoản chi tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo đối với công chức, viên chức quy định tại các Điều 34, 35 và 41 Nghị định này chấm dứt khi thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Như vậy, mức chi quy định tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP là mức tối đa để cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lập dự toán chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi quy định tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP để thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.

Hay nói cách khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được quyết định mức chi giải thưởng cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình cao hơn mức quy định.

Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Đối chiếu với quy định tại Điều 50 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì:

Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo thẩm quyền tại địa phương.

- Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

- Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không? Phải thông báo với ai khi phát hiện hành vi vi phạm?
Pháp luật
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình có phải là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
1,796 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào