Móc túi trên xe buýt có được xem là một hành vi trộm cắp không? Mức xử lý đối với hành vi này là gì?

Tôi là bị hại trong một vụ án trộm cắp móc túi trên xe buýt. Thủ phạm đã bị bắt ngay tại hiện trường. Tang vật là 1 chiếc điện thoại Iphone 13 promax trị giá hơn 30 triệu đồng. Tôi muốn hỏi luật sư là công an có thẩm quyền yêu cầu tôi cung cấp mật khẩu của điện thoại để kiểm tra hay không. Vì theo yêu cầu của các anh thì tôi đã gỡ bỏ mật khẩu của máy. Nhưng sau đó thì tôi thấy đồng chí công an đang kiểm tra điện thoại của tôi vào Facebook, Messenger và đọc tin nhắn cá nhân của tôi. Xin hỏi hành vi này có đúng quy định pháp luật không?

Móc túi để lấy điện thoại người khác có được xem là hành vi trộm cắp tài sản?

Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội trộm cắp tài sản như sau:

- Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+ Tài sản là di vật, cổ vật

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Do đó hành vi trộm cắp móc túi để lấy chiếc điện thoại Iphone 13 Promax trị giá hơn 30 triệu đồng có thể bị phạt tù lên đến 3 năm.

Móc túi trên xe buýt

Móc túi trên xe buýt có phải là trộm cắp không?

Hành vi công an yêu cầu cung cấp mật khẩu điện thoại vào xem tin nhắn riêng để xác nhận chủ nhân trong vụ án trộm cắp đúng hay sai?

Căn cứ Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:

- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

- Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Do đó, các tin nhắn hay mạng xã hội là đời sống riêng tư của anh/chị, nếu muốn đọc các tin nhắn riêng tư thì phải được sự đồng ý của anh/chị.

Trong hành vi trên, để xác minh chiếc điện thoại đó của anh/chị thì cần anh/chị chứng minh được chiếc điện thoại đó của anh/chị. Ví dụ: gọi điện vào số của chiếc máy đó, hoặc cung cấp hóa đơn hoặc các chứng từ anh/chị đã mua chiếc máy đó… chứ không cần thiết phải yêu cầu anh/chị cung cấp mật khẩu điện thoại vào xem tin nhắn riêng để xác nhận chủ nhân trong vụ án trộm cắp.

Vào Facebook, Messenger để xem tin nhắn riêng của người khác có bị phạt không?

Căn cứ Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

+ Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

+ Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

+ Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

+ Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

+ Làm nạn nhân tự sát.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Do đó hành vi của chiến sĩ công an tự ý vào xem tin nhắn riêng của anh/chị là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ mà có mức xử lý phù hợp. Mức phạt nặng nhất đối với hành vi này là bị phạt lên đến 3 năm tù.

Trộm cắp tài sản Tải về trọn bộ quy định liên quan Trộm cắp tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xài ké wifi nhà người khác có thể bị phạt tiền, thậm chí truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đang hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản nhưng tiếp tục phạm tội thì áp dụng hình phạt như thế nào?
Pháp luật
Người lao động muốn lấy trộm tài sản công ty nhưng chưa thực hiện được đã bị phát hiện thì có thể sa thải không?
Pháp luật
Trong vụ án trộm cắp tài sản là xe máy người em mượn của người chị, giấy tờ mang tên chị, thì ai được xác định là bị hại?
Pháp luật
Phạm tội lần đầu về hành vi trộm cắp tài sản thì mức đặt tiền để bảo đảm phải bao nhiêu mới được tại ngoại?
Pháp luật
Nếu tái phạm với hành vi trộm cắp tài sản sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính có bị phạt tù không?
Pháp luật
Trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không liên tiếp, liền kề và mỗi lần chưa tới 2 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án trộm cắp tài sản khi không có yêu cầu của bị hại không?
Pháp luật
Tiền phúng điếu là gì? Trộm tiền phúng điếu trên 2 triệu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Chưa có tiền sự tiền án mà trộm cắp tài sản thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trộm cắp tài sản
1,467 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trộm cắp tài sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào