Mở cửa hàng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng có phải đăng ký hộ kinh doanh hay không?
Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng được phân vào nhóm ngành kinh tế nào?
Hoạt động kinh tế của mã ngành Sửa chữa thiết bị điện được quy định tại Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
"3314 - 33140: Sửa chữa thiết bị điện
Nhóm này gồm:
Sửa chữa và bảo dưỡng các hàng hóa của ngành 27, trừ các sản phẩm trong nhóm 2750 (Sản xuất đồ điện dân dụng);
Cụ thể:
- Sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy biến thế điện, máy biến thế phân loại và máy biến thế đặc biệt,
- Sửa chữa và bảo dưỡng môtơ điện, máy phát điện và bộ môtơ máy phát điện,
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tổng đài và thiết bị chuyển đổi,
- Sửa chữa và bảo dưỡng các rơle và bộ điều khiển công nghiệp,
- Sửa chữa và bảo dưỡng pin và ắc quy,
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng,
- Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị dây dẫn điện và thiết bị không dẫn điện để dùng cho các mạch điện.
Loại trừ:
- Sửa chữa và bảo dưỡng máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính được phân vào nhóm 95110 (Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi);
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị viễn thông được phân vào nhóm 95120 (Sửa chữa thiết bị liên lạc);
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện tử tiêu dùng được phân vào nhóm 95210 (Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng);
- Sửa chữa các loại đồng hồ được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu)."
Theo quy định nêu trên thì sữa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng được phân vào nhóm ngành 33140 - "Sửa chữa thiết bị điện".
Mở cửa hàng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng có phải đăng ký hộ kinh doanh hay không? (Hình từ Internet)
Mở cửa hàng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng có phải đăng ký hộ kinh doanh hay không?
Tại quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì các trường hợp sau không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 và được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022), sữa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, cửa hàng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng không rơi vào các trường hợp trên cho nên khi mở cửa hàng sữa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng phải đăng ký hộ kinh doanh.
Mở cửa hàng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Cá nhân muốn mở cửa hàng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những thành phần quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Đăng ký hộ kinh doanh
...
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
...
Như vậy, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng bao gồm những thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
TẢI VỀ mẫu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất 2023
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Giấy tờ pháp lý được giải thích theo Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022
- Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- Luật Đầu tư 2020
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?