Mẹ đã mất thì con có được hưởng thừa kế với di sản của ông ngoại để lại không? Các trường hợp nào thì không được hưởng thừa kế?

Mẹ tôi đã mất 02 năm trước, mới đây ông ngoại tôi cũng mất nhưng lại không để lại di chúc. Trường hợp của tôi thì tôi có thể thay thế vị trí của mẹ tôi để hưởng thừa kế theo hàng thừa kế đầu tiên không?

Mẹ đã mất thì con có được hưởng thừa kế với di sản của ông ngoại để lại không?

Trong các trường hợp ở phần thừa kế được quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế là những người còn sống tại thời điểm mở thừa kế như sau:

"Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

Theo như quy định trên thì người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Nhưng nếu người đó mất trước thời điểm mở thừa kế thì sao? Vậy phần di sản mà họ được hưởng sẽ ra sao? Vì vậy mà định nghĩa về thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Ngoài ra, thừa kế thế vị cũng được quy định tại các luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam; khoản 3 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010.

"Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan."

Như vậy, trường hợp mẹ đã mất thì con sẽ được hưởng thừa kế thế vị mà người mẹ sẽ được hưởng nếu như còn sống.

Mẹ đã mất thì con có được thừa kế thế vị với di sản của ông ngoại để lại không?

Mẹ đã mất thì con có được thừa kế thế vị với di sản của ông ngoại để lại không? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào thì được hưởng thừa kế thế vị?

Như đã nêu ở trên thì những trường hợp thừa kế thế vị bao gồm các trường hợp tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

Cháu được hưởng thừa kế thế vị phần di sản thừa kế mà nếu cha mẹ cháu còn sống sẽ được hưởng. (cháu sẽ thay thế cha, mẹ hưởng phần di sản mà ông bà đã chết để lại)

Nếu như người cháu đó cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Ngoài ra, theo Điều 653 và Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định thêm trường hợp thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha mẹ nuôi; con riêng với cha dượng, mẹ kế nếu như có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con.

"Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này."

Lưu ý: Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc.

Nếu như cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha mẹ nếu có trong di chúc sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.

Cũng như những người thừa kế khác, người thừa kế thế vị không được hưởng di sản nếu họ từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 620 và Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể trong trường hợp của bạn, vì ông của bạn mất và không để lại di chúc nên phần di sản của ông bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và cha bạn đã mất trước thời điểm ông nội bạn mất thì theo quy định đã nêu trên nên bạn sẽ được thừa kế thế vị phần di sản mà cha của bạn sẽ được hưởng nếu còn sống.

Còn trường hợp nếu bạn cũng mất thì con bạn sẽ là người được hưởng thừa kế thế vị phần di sản đó.

Các trường hợp nào thì không được hưởng thừa kế?

Người không được hưởng thừa kế được quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

"Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc."

Như vậy, những người thuộc các trường hợp nêu trên sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Thừa kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Căn cứ xác định diện thừa kế
Pháp luật
Những người nào vẫn được hưởng quyền thừa kế dù không có tên trong di chúc? Mức nhận thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
Pháp luật
Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất năm 2024? Khi nào được từ chối nhận tài sản thừa kế?
Pháp luật
Khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà người để lại thừa kế chưa trả nợ tiền sử dụng đất thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Vợ chồng đã chia tài sản chung mà một người chết thì người còn lại có phải là người thừa kế theo pháp luật phần di sản của người kia không?
Pháp luật
Con dâu có thuộc hàng thừa kế của bố mẹ chồng không? Những trường hợp nào được thừa kế theo pháp luật quy định?
Pháp luật
Cha mẹ chồng mất thì con dâu có được hưởng thừa kế không? Nếu có thì trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Vợ không có tên trong di chúc của chồng thì có cách nào nhận thừa kế của chồng hay không? Mức thừa kế là bao nhiêu?
Pháp luật
Cha, mẹ chết không để lại di chúc, người con út lấy hết tài sản, nay người con thứ hai muốn kiện chia quyền thừa kế. Xin hỏi quy trình khởi kiện thế nào?
Pháp luật
Hai vợ chồng đều có cổ phần trong công ty. Nay người vợ đột ngột mất mà không kịp để lại di chúc, bây giờ người chồng phải làm sao để hưởng lại số cổ phần của vợ?
Pháp luật
Những người thừa kế có quyền bán phần di sản dùng vào việc thờ cúng hay không? Hiệu lực của di chúc có phải được tính từ thời điểm mà người lập di chúc chết hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
9,925 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào