Mẹ của giám đốc công ty đóng nhờ bảo hiểm y tế qua công ty khi không phải là người lao động thì có được không?
Mẹ của giám đốc công ty đóng nhờ bảo hiểm y tế qua công ty khi không phải là người lao động thì có được không?
Mẹ của giám đốc công ty đóng nhờ bảo hiểm y tế qua công ty khi không phải là người lao động thì có được không, thì căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
...
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
...
Theo đó, đối với bảo hiểm y tế doanh nghiệp chỉ thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động làm việc cho công ty với thời hạn hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.
Đối với người nhà của giám đốc công ty không có quan hệ lao động với công ty thì không đóng bảo hiểm y tế thông qua công ty được chị nha. Đối với mẹ của giám đốc công ty muốn tham gia bảo hiểm y tế thì tham gia dưới dạng bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Bảo hiểm y tế (Hình từ Internet)
Công ty đóng bảo hiểm y tế cho mẹ của giám đốc khi không phải là người lao động của công ty thì có bị phạt không?
Công ty đóng bảo hiểm y tế cho mẹ của giám đốc khi không phải là người lao động của công ty thì có bị phạt không, thì căn cứ theo Điều 81 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý của tổ chức vào danh sách tham gia bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền đối với hành vi đưa người vào danh sách tham gia bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Và căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, trường hợp công ty tự ý đưa mẹ của giám đốc công ty vào danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
- Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
- Tịch thu thẻ bảo hiểm y tế;
- Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có).
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo hiểm y tế?
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 gồm:
- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?