Mẹ chồng giúp sức để chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ thì bị phạt hành chính thế nào?
- Mẹ chồng giúp con trai thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ là hành vi bị cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình đúng không?
- Mẹ chồng giúp sức để chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ thì bị xử lý hành chính thế nào?
- Vậy mẹ chồng có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa vợ chồng về phòng chống bạo lực gia đình không?
Mẹ chồng giúp con trai thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ là hành vi bị cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình đúng không?
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 được quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Theo quy định của pháp luật các hành vi như sau sẽ bị nghiêm cấm:
- Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
- Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
- Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, hành vi mẹ chồng giúp sức cho chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình với vợ là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Mẹ chồng giúp sức để chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ internet)
Mẹ chồng giúp sức để chồng thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với vợ thì bị xử lý hành chính thế nào?
Căn cứ Điều 61 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Theo quy định của pháp luật hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, theo quy định của pháp luật người giúp sức người khác thực hiện hành vi bao lực gia đình thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Vậy mẹ chồng có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa vợ chồng về phòng chống bạo lực gia đình không?
Căn cứ Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau
Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định của pháp luật thì thành viên trong gia đình có trách nhiệm như sau:
- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, mẹ chồng có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa vợ chồng để phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?