Mẫu văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo do tổ chức đề nghị thẩm định là mẫu nào? Tải về file word?
- Mẫu văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo do tổ chức đề nghị thẩm định là mẫu nào? Tải về file word?
- Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo có phải là số lẻ?
- Quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo được thực hiện như thế nào?
- Người quảng cáo có được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo không?
Mẫu văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo do tổ chức đề nghị thẩm định là mẫu nào? Tải về file word?
Mẫu văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo do tổ chức đề nghị thẩm định là mẫu số 02 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Tải về File word Mẫu văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo do tổ chức đề nghị thẩm định tại đây.
Mẫu văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo do tổ chức đề nghị thẩm định là mẫu nào? Tải về file word? (Hình từ Internet)
Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo có phải là số lẻ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL quy định thành phần Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo như sau:
Thành phần Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo
1. Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo phải là số lẻ và phải có ít nhất 05 (năm) thành viên, bao gồm: 01 Chủ tịch Hội đồng, 01 ủy viên làm thư ký và các ủy viên.
2. Thành phần tham gia Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo căn cứ vào nội dung của sản phẩm quảng cáo cần thẩm định, bao gồm:
a) Đại diện các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác;
b) Đại diện các tổ chức nghề nghiệp;
c) Chuyên gia hoặc đại diện đơn vị, tổ chức khác có các hoạt động chuyên môn liên quan đến nội dung cần thẩm định.
3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là Lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở.
4. Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là Cục Văn hóa cơ sở.
Như vậy, số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo phải là số lẻ và phải có ít nhất 05 (năm) thành viên, bao gồm: 01 Chủ tịch Hội đồng, 01 ủy viên làm thư ký và các ủy viên.
Quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL có quy định về quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo trực tiếp đến Cục Văn hóa cơ sở hoặc qua đường bưu điện (Mẫu số 1). Tải về
- Sau khi nhận được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo của tổ chức, cá nhân, Cục Văn hóa cơ sở trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Hội đồng, gửi tóm tắt yêu cầu cần thẩm định và giấy mời họp đến các thành viên Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo ít nhất 02 (hai) ngày trước ngày diễn ra phiên họp.
- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành họp để thẩm định theo quy trình sau đây:
+ Chủ tịch Hội đồng trình bày tóm tắt nội dung yêu cầu cần thẩm định;
+ Các ủy viên của Hội đồng đưa ra nhận xét, đánh giá; Hội đồng thảo luận để thống nhất ý kiến nhận xét, đánh giá;
+ Thành viên Hội đồng biểu quyết; Chủ tịch Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo quyết định theo đa số về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật về quảng cáo;
+ Ủy viên thư ký lập biên bản phiên họp;
+ Hội đồng thông qua biên bản phiên họp, Chủ tịch và Ủy viên thư ký Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo ký vào biên bản đã được thông qua.
- Căn cứ vào kết quả thẩm định, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở có văn bản gửi tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ sản phẩm quảng cáo phù hợp hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
- Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo, Cục Văn hóa cơ sở phải gửi văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo (Mẫu số 2) cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu thẩm định. Tải về
Người quảng cáo có được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 12 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo
1. Người quảng cáo có các quyền sau:
a) Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
b) Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
c) Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
d) Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
2. Người quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
a) Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;
c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;
d) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người quảng cáo sẽ có quyền được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?