Mẫu văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là mẫu nào?
- Mẫu văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là mẫu nào?
- Thời gian xem xét, xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán là bao lâu?
- Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán có hiệu lực kể từ khi nào?
Mẫu văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán được quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 như sau:
Hồ sơ chuyển quyền sở hữu do tặng cho chứng khoán
Hồ sơ chuyển quyền sở hữu do tặng cho chứng khoán gồm:
1. Văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán của bên tặng cho và bên được tặng cho (Mẫu 16A/ĐKCK) kèm theo bản sao giấy tờ thể hiện thông tin nhận diện của các bên.
2. Hợp đồng tặng cho chứng khoán. Trường hợp bên tặng cho hoặc/và bên được tặng cho là cá nhân, Hợp đồng tặng cho cần có xác nhận của cơ quan công chứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Bản sao các tài liệu chứng minh đã nộp thuế thu nhập cá nhân từ được tặng cho chứng khoán (trường hợp bên được tặng cho là cá nhân) theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. (Tờ khai/Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân có xác nhận của cơ quan thuế và văn bản xác nhận đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước).
4. Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán theo Mẫu 21/LK Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán do Tổng Giám đốc VSD ban hành (03 bản đối với trường hợp khác TVLK, 02 bản đối với trường hợp cùng TVLK) và Văn bản của TVLK bên chuyển quyền sở hữu mở tài khoản gửi VSD xác nhận về số dư chứng khoán lưu ký bên chuyển quyền sở hữu và cam kết phong tỏa trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.
Như vậy, mẫu văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là Mẫu 16A/ĐKCK ban hành kèm theo Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021.
TẢI VỀ mẫu văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán tại đây.
Mẫu văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thời gian xem xét, xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán là bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán được quy định tại khoản 1 Điều 58 Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 như sau:
Xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán
1. Thời gian VSD xem xét, xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán là trong thời hạn 05 ngày làm việc (trừ các trường hợp chuyển quyền sở hữu quy định tại Khoản 1 Điều 30 và Điều 44, 46, 47, 48, 50 Quy chế này) kể từ ngày liền sau ngày VSD nhận được hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán. Ngày VSD nhận được hồ sơ được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 3 Quy chế này.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc sau khi thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán, VSD gửi văn bản xác nhận việc chuyển quyền sở hữu cho các bên liên quan. Trường hợp chứng khoán chưa lưu ký, VSD gửi thông báo cho TCPH có liên quan và TCPH chịu trách nhiệm thu hồi/cấp mới Sổ/Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định, thời gian Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam xem xét, xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán là 05 ngày làm việc kể từ ngày liền sau ngày Trung tâm nhận được hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán.
Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán có hiệu lực kể từ khi nào?
Hiệu lực chuyển quyền sở hữu chứng khoản được quy định tại Điều 26 Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 như sau:
Hiệu lực chuyển quyền sở hữu
1. Trường hợp chứng khoán đã lưu ký, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực vào ngày thực hiện bút toán ghi sổ trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại VSD.
2. Trường hợp chứng khoán chưa lưu ký, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực vào ngày ghi sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán do VSD quản lý.
Như vậy, theo quy định, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán do tặng cho chứng khoán có hiệu lực kể từ khi:
(1) Trường hợp chứng khoán đã lưu ký, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực vào ngày thực hiện bút toán ghi sổ trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
(2) Trường hợp chứng khoán chưa lưu ký, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực vào ngày ghi sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?