Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký chính thức tàu thuyền quân sự do Bộ Quốc phòng trang bị gồm các tài liệu nào?
- Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự bị phá hủy thì có bị thu hồi không?
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BQP như sau:
Tải mẫu văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY.
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký chính thức tàu thuyền quân sự do Bộ Quốc phòng trang bị gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đăng ký chính thức tàu thuyền quân sự do Bộ Quốc phòng trang bị gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 32/2017/TT-BQP như sau:
Hồ sơ đăng ký chính thức
1. Tàu thuyền quân sự do Bộ Quốc phòng trang bị
a) Văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. Mẫu số 05, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng;
c) Bản sao biên bản xuất xưởng đối với tàu đóng mới;
d) Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu thuyền quân sự còn hiệu lực;
đ) Bản sao biên bản giao, nhận tàu thuyền quân sự;
e) Bản sao bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, máy trưởng và người lái phương tiện (nếu có).
2. Tàu thuyền quân sự do đơn vị tự mua: Ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, b, c, d, e Khoản 1 Điều này, bổ sung bản sao quyết định của Tổng Tham mưu trưởng cho mua và hợp đồng mua tàu thuyền.
3. Tàu thuyền quân sự điều động giữa các cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng: Ngoài các quy định tại Điểm a, d, đ Khoản 1 Điều này, bổ sung các giấy tờ sau:
a) Bản sao quyết định của Tổng Tham mưu trưởng về việc điều động trang bị quân sự;
b) Bản sao hồ sơ gốc của tàu (hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ hoàn công, hồ sơ kỹ thuật, các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật);
c) Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành theo tàu.
4. Tàu thuyền quân sự điều động nội bộ: Ngoài các quy định tại Điểm a, d, đ Khoản 1 Điều này, bổ sung các giấy tờ sau:
a) Bản sao quyết định điều động trang bị của cấp có thẩm quyền;
b) Bản sao hồ sơ gốc của tàu (hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ hoàn công, hồ sơ kỹ thuật, các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật);
c) Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự.
5. Tàu thuyền quân sự được tặng, viện trợ: Ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, b, đ Khoản 1 Điều này, bổ sung bản sao các giấy tờ theo tàu.
6. Tàu thuyền quân sự cải hoán: Ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, đ Khoản 1 Điều này, bổ sung:
a) Bản sao quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép cải hoán.
b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cải hoán;
c) Bản sao biên bản nghiệm thu xuất xưởng;
d) Bản sao hồ sơ đăng kiểm sau cải hoán;
đ) Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành trước khi cải hoán.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký chính thức tàu thuyền quân sự do Bộ Quốc phòng trang bị gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy đăng ký, giấy phép lưu hành của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Bản sao quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng;
- Bản sao biên bản xuất xưởng đối với tàu đóng mới;
- Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu thuyền quân sự còn hiệu lực;
- Bản sao biên bản giao, nhận tàu thuyền quân sự;
- Bản sao bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, máy trưởng và người lái phương tiện (nếu có).
Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự bị phá hủy thì có bị thu hồi không?
Giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự bị phá hủy thì có bị thu hồi không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2017/TT-BQP như sau:
Thu hồi giấy đăng ký, giấy phép lưu hành
1. Các trường hợp thu hồi
a) Tàu thuyền quân sự bị mất tích;
b) Tàu thuyền quân sự bị phá hủy;
c) Tàu thuyền quân sự cải hoán;
d) Tàu thuyền quân sự điều chuyển giữa các đơn vị;
đ) Tàu thuyền quân sự đã có quyết định loại khỏi trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng;
e) Tàu thuyền quân sự thay đổi cơ quan đăng ký;
g) Khi kết thúc nhiệm vụ được giao của cấp có thẩm quyền;
h) Tàu thuyền quân sự vi phạm một trong các lỗi quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Tàu thuyền quân sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì các cơ quan trực tiếp quản lý quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy đăng ký, giấy phép lưu hành.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy đăng ký, giấy phép lưu hành tàu thuyền quân sự bị phá hủy thuộc trường hợp bị thu hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?