Mẫu văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài như thế nào?
- Mẫu văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài như thế nào?
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có phải đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết không?
- Hợp đồng lao động giao kết trực tiếp với người sử dụng lao động nước ngoài gồm những nội dung nào?
Mẫu văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài như thế nào?
Mẫu văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài được thực hiện theo mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH (được thay thế bởi mẫu số 39 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH) như sau:
TẢI VỀ Mẫu văn bản đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có phải đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì hợp đồng lao động trực tiếp giao kết được hiểu là văn bản thỏa thuận giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động ở nước ngoài về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động này.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
1. Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật này.
2. Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
3. Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.
Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hình thức ký hợp đồng lao động trực tiếp với người sử dụng ở nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
- Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.
Như vậy, việc đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kết được xem là một điều kiện bắt buộc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thực hiện.
Hợp đồng lao động giao kết trực tiếp với người sử dụng lao động nước ngoài gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
...
2. Nội dung chính của hợp đồng lao động trực tiếp giao kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, bao gồm:
a) Ngành, nghề, công việc phải làm;
b) Thời hạn của hợp đồng;
c) Địa điểm làm việc;
d) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ;
đ) Tiền lương, tiền công;
e) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;
g) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
h) Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khác (nếu có);
i) Trách nhiệm của người sử dụng lao động ở nước ngoài trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động, rủi ro liên quan đến người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
k) Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Theo đó, nội dung chính của hợp đồng lao động trực tiếp giao kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, bao gồm:
+ Ngành, nghề, công việc phải làm;
+ Thời hạn của hợp đồng;
+ Địa điểm làm việc;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ;
+ Tiền lương, tiền công;
+ Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;
+ Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
+ Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khác (nếu có);
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động ở nước ngoài trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động, rủi ro liên quan đến người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
+ Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?