Mẫu tờ trình thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
Trình tự phá phá dỡ công trình xây dựng như thế nào? Mẫu tờ trình thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng chuẩn quy định?
Theo khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về phá dỡ công trình xây dựng như sau:
Phá dỡ công trình xây dựng
...
2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
...
Như vậy, việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
- Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
- Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
- Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
- Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
Dưới đâu là mẫu tham khảo tờ trình thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng chuẩn
Tải về Mẫu tham khảo tờ trình thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng chuẩn
Phương án phá dỡ công trình xây dựng gồm những nội dung nào?
Phương án phá dỡ công trình xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Phá dỡ công trình xây dựng
...
3. Phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;
b) Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;
c) Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
d) Thiết kế phương án phá dỡ;
đ) Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;
e) Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).
4. Người được giao quản lý, thực hiện phá dỡ khẩn cấp công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong quá trình tổ chức thực hiện phá dỡ khẩn cấp công trình bảo đảm tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5. Đối với việc phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công, ngoài việc thực hiện theo quy định củ
Như vậy, phương án phá dỡ công trình xây dựng bao gồm các nội dung chính sau:
- Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;
- Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;
- Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
- Thiết kế phương án phá dỡ;
- Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;
- Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).
Mẫu tờ trình thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng chuẩn mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Khi nào thì cần phá dỡ công trình xây dựng?
Theo Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về phá dỡ công trình xây dựng như sau:
Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
...
Như vậy, việc phá dỡ công trình xây dựng sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;
- Công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoạ;
- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng;
- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?