Mẫu tờ trình đề nghị miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện theo mẫu nào? Tải về mẫu đơn đề nghị?
Mẫu tờ trình đề nghị miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện theo mẫu nào? Tải về mẫu đơn đề nghị?
Mẫu tờ trình đề nghị miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC.
Tải về Mẫu tờ trình đề nghị miễn nhiệm Hòa giải viên.
Mẫu tờ trình đề nghị miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện theo mẫu nào? Tải về mẫu đơn đề nghị? (hình từ internet)
Quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện ra sao?
Quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC, cụ thể như sau:
Quy trình miễn nhiệm
1. Khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn xem xét việc miễn nhiệm Hòa giải viên.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét và ra nghị quyết về việc miễn nhiệm Hòa giải viên.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên; xóa tên Hòa giải viên khỏi danh sách, thu hồi thẻ Hòa giải viên, thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi họ làm việc; đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để báo cáo và công bố trên Cổng thông tin điện tử theo quy định.
Theo đó, việc miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 01: Khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn xem xét việc miễn nhiệm Hòa giải viên.
Bước 02: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét và ra nghị quyết về việc miễn nhiệm Hòa giải viên.
Bước 03: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên; xóa tên Hòa giải viên khỏi danh sách, thu hồi thẻ Hòa giải viên, thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi họ làm việc; đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để báo cáo và công bố trên Cổng thông tin điện tử theo quy định.
Người bị miễn nhiệm chức danh này có bị thu hồi thẻ Hòa giải viên không?
Cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên
1. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên
a) Khi thay đổi thông tin cá nhân trong Thẻ Hòa giải viên: Trường hợp có sự thay đổi về thông tin, ngày tháng năm sinh..., Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc, cung cấp các giấy tờ, tài liệu hợp pháp chứng minh có sự thay đổi.
b) Các thông tin trong Thẻ Hòa giải viên đã cấp bị sai sót: Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để cấp đổi Thẻ hòa giải viên.
c) Thẻ Hòa giải viên bị mất, bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng:
c1) Trường hợp bị mất: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc và nói rõ lý do, hoàn cảnh bị mất Thẻ, cung cấp các tài liệu kèm theo (nếu có);
c2) Trường hợp Thẻ Hòa giải viên bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để đề nghị cấp đổi Thẻ Hòa giải viên.
2. Thủ tục đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên
a) Chánh án Tòa án có văn bản báo cáo rõ lý do đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên theo quy định.
b) Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 10).
c) Nộp lại Thẻ Hòa giải viên cũ để hủy theo quy định.
3. Các trường hợp thu hồi Thẻ Hòa giải viên
a) Hòa giải viên được bổ nhiệm lại, phải nộp lại Thẻ cũ để cấp thẻ mới.
b) Hòa giải viên đã được miễn nhiệm, thôi làm Hòa giải viên.
c) Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên.
Như vậy, người bị miễn nhiệm chức danh Hòa giải viên tại Tòa án thì bị thu hồi thẻ Hòa giải viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?