Mẫu tờ khai thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu tờ khai thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Khi có thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy thì cơ sở phải gửi tờ khai thay đổi trong bao nhiêu ngày?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với cơ sở hoạt động dịch vụ photocopy?
- Cơ sở hoạt động dịch vụ photocopy có trách nhiệm như thế nào?
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP như sau:
Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Khi có thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy thì cơ sở phải gửi tờ khai thay đổi trong bao nhiêu ngày?
Khi có thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy thì cơ sở phải gửi tờ khai thay đổi trong bao nhiêu ngày, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP, Điều 3 Nghị định 25/2018/NĐ-CP như sau:
Khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy
1. Chậm nhất 10 ngày trước khi hoạt động, cơ sở dịch vụ photocopy phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Việc khai báo hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở dịch vụ photocopy gửi tờ khai qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Tờ khai được lập thành 02 (hai) bản theo mẫu quy định.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các thay đổi về thông tin đã khai báo, cơ sở dịch vụ photocopy phải gửi tờ khai thay đổi thông tin theo mẫu quy định.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cập nhật thông tin trong tờ khai vào cơ sở dữ liệu của cơ quan mình để quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì khi có thay đổi thông tin hoạt động dịch vụ photocopy thì cơ sở phải gửi tờ khai thay đổi trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các thay đổi.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với cơ sở hoạt động dịch vụ photocopy?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn đối với cơ sở hoạt động dịch vụ photocopy theo quy định tại Điều 7 Nghị định 60/2014/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động in tại địa phương; ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động in tại địa phương;
b) Hướng dẫn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động in;
c) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép, giấy xác nhận; xác nhận đăng ký và quản lý hoạt động của cơ sở in; chỉ đạo việc quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy tại địa phương theo thẩm quyền;
d) Thành lập tổ chức phối hợp liên ngành ở địa phương về phòng, chống các hành vi vi phạm trong hoạt động in và lợi dụng hoạt động in để sản xuất hàng giả;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng việc chế bản, in, gia công sau in đối với sản phẩm in khi phát hiện sản phẩm in đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
e) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in tại địa phương theo quy định của pháp luật;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy theo thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với cơ sở hoạt động dịch vụ photocopy thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép, giấy xác nhận; xác nhận đăng ký và quản lý hoạt động của cơ sở in; chỉ đạo việc quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy tại địa phương theo thẩm quyền;
Cơ sở hoạt động dịch vụ photocopy có trách nhiệm như thế nào?
Cơ sở hoạt động dịch vụ photocopy có trách nhiệm theo quy định tại Điều 26 Nghị định 60/2014/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy theo quy định.
- Hoạt động đúng địa điểm đã khai báo.
- Chấp hành các yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
- Xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy và chấp hành việc giải trình, báo cáo đầy đủ, trung thực theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi phát hiện giấy tờ, tài liệu nhận photocopy có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
- Tuân thủ quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; người đứng đầu cơ sở dịch vụ photocopy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
- Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập gồm những nội dung nào?
- Việc phê duyệt thẩm định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được thực hiện đồng thời với hoạt động nào?
- Mức tiền thưởng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng mới nhất 2024? Để được xét tặng huy hiệu Đảng cần đáp ứng điều kiện gì?
- Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí có phải được cập nhật khi thay đổi lớn về công nghệ vận hành không?