Mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Tải về file word?
Mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Tải về file word?
Mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP (thay thế mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT- BTP), mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất theo Thông tư 04.
* Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi.
(2) Chỉ ghi trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chưa có/không cung cấp số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/chứng minh nhân dân.
Trường hợp phải cung cấp thông tin “Nơi cư trú” thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi ở hiện tại.
(3) Ghi số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/số Giấy khai sinh (đối với trẻ em)
Ví dụ:
- Căn cước công dân số 025188001010 do Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cấp ngày 20/11/2021.
- Giấy khai sinh số 01/2014, quyển số 02 do UBND xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cấp ngày 15/11/2014.
Trường hợp không có số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước thì ghi giấy tờ hợp lệ thay thế (hộ chiếu, chứng minh nhân dân,...).
(4) Ghi rõ tên giấy tờ chứng minh việc nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
(5) Ghi rõ tên cơ quan nước ngoài đã giải quyết việc nuôi con nuôi.
(6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử
1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi như sau:
Bước 1: Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi nộp các giấy sau đây cho cơ quan đăng ký hộ tịch:
- Tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi; TẢI VỀ
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Bước 2: Ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi:
- Sau khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch.
Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
- Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
Mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Tải về file word? (Hình từ Internet)
Người nhận con nuôi phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Ngoài việc đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người nhận con nuôi phải không thuộc các trường hợp sau đây:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội: cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?