Mẫu Tờ khai đăng ký sáng chế vật liệu sinh học là mẫu nào? Đơn đăng ký sáng chế không thể mô tả đầy đủ được cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Mẫu Tờ khai đăng ký sáng chế về liệu sinh học mới nhất là mẫu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có định nghĩa về sáng chế như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
...
Như vậy, khi muốn được bảo hộ quyền sở hữu về các giải pháp kỹ thuật hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định vật liệu sinh học bằng việc ứng dụng quy luật tự nhiên thì cần phải thực hiện đăng ký sáng chế.
Theo đó, mẫu Tờ khai đăng ký sáng chế vật liệu sinh học mới nhất là mẫu số 01 được ban hành kèm Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
>> Xem chi tiết mẫu Tờ khai đăng ký sáng chế về vật liệu sinh học tại đây. TẢI VỀ <<
Chú thích:
[1] Tên cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
[2] Trong Tờ khai này, người nộp đơn/đại diện của người nộp đơn đánh dấu "x" vào ô vuông nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp.
[3] Nếu người nộp đơn/đại diện của người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì cơ quản quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn/đại diện của người nộp đơn phải nộp phí phân loại theo quy định.
Đơn đăng ký sáng chế vật liệu sinh học không thể mô tả đầy đủ được thì cần đáp ứng được những yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Đơn đăng ký sáng chế vật liệu sinh học phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
(2) Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;
(3) Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN. trường hợ đơn đăng ký sáng chế đối với sáng chế về vật liệu sinh học không thể mô tả đầy đủ đến mức người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực công nghệ sinh học có thể thực hiện được theo quy định thì người nộp đơn có thể nộp lưu mẫu vật liệu sinh học đáp ứng các yêu cầu sau:
(1) Mẫu vật liệu sinh học phải được nộp cho cơ quan có thẩm quyền lưu giữ vật liệu sinh học không muộn hơn ngày nộp đơn đăng ký sáng chế liên quan đến vật liệu sinh học đó;
(2) Cơ quan có thẩm quyền lưu giữ vật liệu sinh học là cơ quan tại Việt Nam hoặc nước ngoài thuộc danh sách cơ quan có thẩm quyền lưu giữ quốc tế theo Hiệp ước Budapest hoặc được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận về chức năng lưu giữ vật liệu sinh học nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế;
(3) Đối với mẫu vật liệu sinh học nộp lưu tại cơ quan lưu giữ ở nước ngoài, nếu xét thấy cần thiết để làm rõ bản chất của đối tượng được yêu cầu bảo hộ hoặc đáp ứng yêu cầu của bên thứ ba về việc tiếp cận với đối tượng đó, Cục Sở hữu trí tuệ có thể thực hiện như sau:
- Yêu cầu người nộp đơn nộp lưu bổ sung mẫu vật liệu sinh học tại một cơ quan có thẩm quyền lưu giữ ở Việt Nam trong trường hợp mẫu vật liệu sinh học không được nộp lưu tại cơ quan có thẩm quyền lưu giữ quốc tế theo Hiệp ước Budapest;
- Yêu cầu cơ quan lưu giữ mẫu vật liệu sinh học cung cấp mẫu trong trường hợp mẫu vật liệu sinh học được nộp lưu tại cơ quan có thẩm quyền lưu giữ quốc tế theo Hiệp ước Budapest.
Mẫu Tờ khai đăng ký sáng chế về liệu sinh học mới nhất là mẫu nào? Đơn đăng ký sáng chế vật liệu sinh học cần đáp ứng được những yêu cầu nào? (hình từ Internet)
Điều kiện đối với sáng chế về vật liệu sinh học được bảo hộ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về điều kiện bảo hộ như sau:
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, có hai hình thức cấp bằng bảo hộ sáng chế như sau:
(1) Bằng độc quyền sáng chế:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
(2) Bằng độc quyền giải pháp:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?