Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định thế nào? Thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là bao lâu? Câu hỏi của anh T,P,Q từ Hà Nội.

Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu có phải là loại hình được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
...

Như vậy, theo quy định, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là loại hình được bảo hộ quyền tác giả.

Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định thế nào?

Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu có phải là loại hình được bảo hộ quyền tác giả không? (Hình từ Internet)

Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định thế nào?

Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL như sau:

Các mẫu ban hành kèm theo Thông tư
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu:
1. Phụ lục 1 - Mẫu Tờ khai đăng ký quyền tác giả; Mẫu Tờ khai đăng ký quyền liên quan:
...
c) Mẫu số 03: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính;
d) Mẫu số 04: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc;
đ) Mẫu số 05: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh;
e) Mẫu số 06: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu;
g) Mẫu số 07: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sách giáo khoa, giáo trình;
h) Mẫu số 08: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc, bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
i) Mẫu số 09: Tờ khai đăng ký quyền liên quan.
...

Như vậy, mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL.

Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định thế nào?

TẢI VỀ mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu tại đây.

Thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) như sau:

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
...
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định cụ thể như sau:

(1) Đối với tác phẩm điện ảnh: thời hạn bảo hộ quyền tài sản là 75 (bảy mươi lăm năm) kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Đối với tác phẩm điện ảnh chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

(2) Đối với tác phẩm sân khấu: thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;

Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Bảo hộ quyền tác giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
VCPMC là gì? Thẩm quyền cấp GCN quyền tác giả tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam thuộc về VCPMC đúng không?
Pháp luật
Tác phẩm nhiếp ảnh có được bảo hộ quyền tác giả không? Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu? Khi tác giả chết thì quyền tác giả có còn được bảo hộ không?
Pháp luật
Có bắt buộc xin phép chủ sở hữu tác phẩm văn học khi sử dụng tác phẩm văn học đã hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả?
Pháp luật
Bản đồ địa hình có được đăng ký bảo hộ quyền tác giả hay không? Giới hạn thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với bản đồ địa hình trong bao lâu?
Pháp luật
Tác giả là gì? Đồng tác giả là gì? Hướng dẫn xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong trường hợp đồng tác giả?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ là mẫu nào? Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi nào?
Pháp luật
Không mua bản quyền của phần mềm mà vẫn cài đặt vào máy tính để sử dụng chui thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Sử dụng phần mềm Microsoft nhưng chưa có bản quyền Window, có cần phải mua phần mềm bản quyền cho các máy tính đang sử dụng hay không? Nếu không mua có bị xử lý vi phạm không?
Pháp luật
Doanh nghiệp không mua bản quyền của phần mềm mà vẫn cài đặt vào máy tính để nhân viên sử dụng thì bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hộ quyền tác giả
1,109 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hộ quyền tác giả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hộ quyền tác giả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào